Dec 21, 2024

Tùy bút - Bút ký

Mất , Còn
Võ Doãn Nhẫn * đăng lúc 01:47:23 PM, Dec 03, 2008 * Số lần xem: 1828
Hình ảnh
#1
Mất, Còn.

1.- Một kẻ soán nghịch: Mạc Ðăng Dung.
Bấy giờ nhà Hậu Lê đã suy, vua thì nhu nhược hèn yếu, trong nước có nhiều giặc giã nổi lên đánh phá kinh thành, vua phải chạy trốn. Mạc Ðăng Dung là quan coi lính túc vệõ vua tin dùng cho giữ binh quyền, càng ngày Dung càng hống hách thao túng, vào ra tự do như chỗ không người.
Vua thấy thế lo sợ chạy trốn, định lấy quân các nơi về đánh Thăng Long, nhưng Ðăng Dung bắt được vua đem giết đi, lên làm vua và lập ra nhà Mạc.
Tuy Ðăng Dung đã lên ngôi rồi nhưng trong nước vẫn còn nhiều người theo về nhà Lê.( ngưng trích. Quốc Văn Giáo khoa thư lớp Dự Bị)

2.- Hai Bà Trưng.
Bà Trưng Trắc là con gái của một quan lạc tướng, lấy ông Thi Sách là lạc tướng, một châu bấy giờ thuộc tỉnh Vĩnh Yên. Bà giận vì quan thái thú Tàu là Tô Ðịnh độc ác tàn bạo đã giết chồng bà. Bà xướng xuất cùng với em ruột là Trưng Nhị nổi lên đánh đuổi Tô Ðịnh chạy trốn về Tàu.
Hai bà cùng làm vua được hơn hai năm thì có một danh tướng nhà Hán là Mã Viện đem quân sang đánh nước ta. Hai bà Trưng Trắc Trưng Nhị bị thua nhiều lần, sau cả hai vị nữ lưu đều nhảy xuống giòng sông Hát tức một ngọn sông Ðáy mà tự tử. Nước ta lại thuộc về ngườI Tàu cai trị như cũ( trích: Quốc Văn Giáo Khoa thư lớp Dự Bị)

3.- Cuộc khởI nghĩa Yên Bái.
Nguyễn Thái-Học và Nguyễn thị Giang có một tình sử, khá đẹp nhưng kết thúc thực bi phẫn não nùng. Nguyễn thị Giang còn có một người chị tên Nguyễn thị Bắc. Thái Học và Giang gặp nhau đồng hộI đồng thuyền ngay cả đồng chí. Thái Học gia nhập và thành lập đảng, gọi tên là Việt Nam Quốc Dân đảng. Lịch sử có chép lại hai ngườI gặp nhau tại đền Hùng, một di tích lịch sử. Hai ngườI cùng nhau thề nguyền tại đó, cùng xin gia nhập đảng, sống chết có nhau, nếu không đồng sinh thì sẽ đồng tử, nếu thất bại trong việc lớn, xin đã có khẩu súng xử thân.
Trong một lần tâm sự giữa hai nam nữ, Nguyễn thị Giang nói với Nguyễn Thái Học:
Ðời em vô lo, em sung sướng lắm.??
Nếu việc lớn không thành, em cũng vô lo nữa.
Thế có nghĩa là gì?
Nếu đại sự không thành, em sẽ cùng chết với anh.
Tôi liên tưởng đến lời nói của một cổ nhân:( cẩn, tắc vô ưu(.Cẩn thận, tất không lo. Nếu đại sự, nếu việc lớn được cân nhắc suy tính cẩn thận, thì việc thành công hay thất bại, tất nhiên sẽ không lo lắng nữa.
Cuộc khởi nghĩa ở tỉnh Yên Bái, trung du Bắc Việt bùng nổ cùng các đồng chí gồm đảng trưởng Nguyễn Thái Học,ông Cử Nhu( được gọi thế vì ông đỗ đầu xứ), Ðoàn Trần Nghiệp( tức Ký Con), Phó đức Chính. Việc khởi nghĩa bị bại lộ vì quân Pháp đã biết trước nên ra sức thẳng tay đàn áp. Việc khởi nghĩa sớm bị tan tành theo mây khói. Kết quả: đảng trưởng bị bắt, Cử Nhu, Ký Con và Phó đức Chính đều bị sa lưới. Không bao lâu, mười ba đảng viên Quốc Dân đảng đều bị lên đoạn- đầu- đài. Truớc khi bị lên máy chém, mười ba liệt sĩ đều hô to ( Việt Nam độc lập muôn năm(.
Sau khi đảng trưởng bị hành quyết, Nguyễn thị Giang bình tĩnh ra về. Trước lúc chấm dứt cuộc đời, Giang quay mặt hướng về quê cha đất tổ, phủ phục lạy hai lạy mà nói rằng:
-(Sau khi dâng tấm lòng trinh bạch cho chồng con ở đền Hùng, giờ đây con tìm về nơi quê cha đất tổ, mượn phát súng này kết liễu đời con(.
Mạc Ðăng Dung đã chết từ lâu, hậu duệ dòng họ Mạc cũng đã chết từ lâu, không thân thích bà con ruột thịt coi như tuyệt tự nối dõi tông đường, nếu còn dòng họ, không ai dám nghĩ tới ngày húy kỵ cúng giỗ. Hãy để ngườI chết yên nghỉ. Tuy vậy, sử sách biên niên vẫn còn ghi chép, Mạc Ðăng Dung giết bỏ Lê Cung Hoàng chiếm đoạt lên ngôi, ngườI chép sử vẫn còn ghi rõ ngày tháng và năm. Mạc Ðăng Doanh, Mạc Mậu Hợp được ghi chép cẩn thận như chứng tích của lịch sử không thể thiếu sót. Lăng mộ đền đài cung điện của Bắc Triều bị mai một bỏ quên không người thân thuộc thăm viếng hương tàn khói lạnh. Suốt một thời làm nghề ( gõ đầu trẻ(từ bộ môn triết học, bộ môn Quốc Văn đến bộ môn sinh ngữ Anh Văn sau năm 75, tôi chưa hề thấy tận mắt học sinh nam nữ nào mang họ Mạc ngoại trừ danh nhân Việt Nam Mạc Ðỉnh Chi.Chút xíu nữa tôi quên: trong lịch sử, còn có hai nhân vật khác nữa, không phải là người Ðàng Trong, Việt Nam, nhưng là người Hoa, Mạc Cửu và Mạc Thiên Tứ. Hai nhân vật này trước làm quan triều nhà Minh, bị nhà Thanh lật đổ. Hai người không chịu thần phục chủ mới, bèn đem thuyền dong bể chạy trốn vào biển Nam cập bến Thủy Chân Lạp xin thần phục chúa Nguyễn.
Ðến triều đại Lê, hậu duệ nhà Mạc van xin lạy lục một mảnh đất dung thân tá túc, Minh triều cấp cho một tỉnh Cao Bằng sát biên giới. Họ Mạc tiếp tục trị vì được thêm ba đời nữa mới mất hẳn. Hồn ma giờ này có lẽ chỉ còn là hồn ma tiếng cuốc đêm hè của Thục đế:(Vịnh Cổ Loa( của nhà thơ Chu Mạnh Trinh:

( Tịch mịch tiên triều cung ngoại miếu,
Ðỗ quyên đề đoạn nguyệt âm âm(.
(Cung miếu triều xưa đây vắng ngắt,
Trăng mờ khắc khoải cuốc kêu than(.

Sử chép Trưng Trắc Trưng Nhị là hai chị em ruột, Trắc chị, Nhị em. Gia đình họ Trưng vốn làm nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt vải. Tương truyền rằng mỗi khi tằm làm kén, nếu lứa nhộng tốt, gia đình được đặt cho cái tên đơn giản là ( chắc(( chắc là Trắc); nếu lứa nhộng được xếp loại hạng nhì, người em được đặt tên là ( nhì(( có lẽ là Nhị). Những tên con tên cháu được đặt được gọi được kêu trong gia đình họ Trưng họa may chỉ có ông tổ từ ngàn đời mới biết rõ, kỳ thực danh tính họ hàng đã chìm sâu trong sương mù lịch sử!

Về sau người chị Trưng Trắc kết duyên cùng với Thi Sách cũng là lạc tướng, một châu nay thuộc tỉnh Vĩnh Yên. Từ thời thượng cổ, người Giao chỉ thường theo tập tục chế độ đa thê, người đàn ông thường lấy hơn một người phối ngẫu. Chế độ đa thê ấy không biết thành hình và tồn tại từ lúc nào, chỉ biết về sau thái thú là Nhâm Diên đời Hán đem tập tục lễ nghi trừ được phong tục lấy chung chạ. Tục truyền rằng hai chị em lấy chung một chồng Thi Sách, quan lạc tướng có được hai vợ. Ðiều ấy xét ra cũng khó tin, khó tìm chứng tích truy nguyên

Trăm năm bia đá thì mòn,
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.

Khi chết, các danh nhân tên tuổi được khắc vào bia đá đậm nét, sắc sảo, in vào lòng bia đá. Ông Chu văn An, đậu tiến sĩ vào đời nhà Trần. Khi ông mất, vua đem ông vào thờ trong Văn Miếu, ngang hàng với các bậc tiên nho. Nhưng An Dân là một ngườI làm thợ đá, lúc bấy giờ ngươi Sái Kinh là một tên gian nịnh có quyền thế, biết ông Tư Mã Quang là trung than, không chịu kết bè kết đảng với mình thì sinh lòng ghen ghét, sai thợ đem khắc các bia đá bày ra trước công đường phủ huyện, mục đích làm cho sỉ nhục xấu xa. Lúc bấy giờ An Dân sợ vạ lây đành chịu khắc tên ông Tư Mã Quang vào bia đá; nhưng rốt cuộc:
( Trăm năm bia đá thì mòn,
Thời gian gặm nhắm không chừa một ai.)

Giả thử khi chết, Mạc Ðăng Dung được mai táng lăng mộ tử tế, tổ phụ của Dung tiếp tục chết, giòng họ Mạc Cửu Mạc Thiên Tứ họ hàng bà con thân thích cũng chết, không ai còn nhớ gì mồ hoang mả lạnh của con cháu hậu duệ vua chúa lưu vong, tất cả chìm vào quên lãng. Hàng tướng Dương văn Minh lưu vong trên đất Pháp đã ôm mối nhục ân hận xuống mồ, tương tự ông vua trẻ tuổi lưu vong Lê Chiêu Thống mãi quốc cầu vinh, thậm chí những hiện sinh được tốt phúc tu thành kiếp tiên dù cho được sống lâu một ngàn, một vạn năm rốt cuộc rồi cũng chết trong vòng lục đạo luân hồi chìm trong lãng quên vô danh không không sắc sắc. Thực tế, Ðạm Tiên là một hồn ma bơ vơ lạc loài được Thúy Kiều nằm chiêm bao mộng mị thấy mà lịch sự chào hỏi đó thôi, hồn ma vẫn là hồn ma:
( Chào mừng đón hỏi dò la,
Ðào Nguyên lạc lối đâu mà đến đây?)

Mà ví dầu những sinh linh có đạt thành chánh quả sau một thời gian dài đằng đẳng trở thành tiên chẳng hạn Phi hành tiên, Du hành tiên, Không hành tiên, Thiên hành tiên, rốt cục rồi cũng chết, mai một với thời gian, không không sắc sắc vô thường.
Nhưng với anh hồn của Nhị Trưng trầm mình tuẫn tiết trên dòng sông Hát, với hồn thiêng mười ba liệt sĩ thản nhiên bước lên đoạn đầu đài tại tỉnh Yên Bái thì lại khác. ( Ðôi quần thoa đem máu đào hòa nước sông nhà. Hồn linh thiêng sống trên muôn ngàn sóng, những khi nào chiều vắng, trầm đưa lên tiếng ca(( Ngày Xưa- Hoàng Quý). Khi nói về luận về người sống người chết, Khổng Tử đã nhận xét chí lý mà sâu sắc:( sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn(.Thờ người chết như phụng thờ người sống; thờ người đã mất như thờ phượng người còn. Ðọc lại bài thơ ( Trung thần nghĩa sĩ( của nhà thơ yêu nước tiêu cực Nguyễn Ðình Chiểu, chúng ta cảm thấy ngậm ngùi cảm khái nhất là hai câu kết:
( Gẫm chuyện ngựa Hồ chim Việt cũ,
Lòng đây tưởng đó mất như còn(./.

Võ Doãn Nhẫn
San Diego,14/11/2008.

Cám ơn anh Thành đã gởi đến tôi thiệp chúc mừng lễ Giáng Sinh năm 2008. Tiện đây, tôi vừa mới viết xong bài viết (Mất, Còn( và gởi tới anh để đọc cho vui nhân ngày Thanksgiving. Cầu mong anh Thành được dồi dào sức khỏe và tinh thần được minh mẫn sáng suốt. Nhẫn

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.