Jan 14, 2025

Truyện ngắn

Tiếng Còi Năm Xưa
Trần Thị Hiếu Thảo * đăng lúc 11:27:28 PM, Dec 19, 2015 * Số lần xem: 1551
Hình ảnh
#1


 Chương Một

Những buổi chiều tát cá lội sông, lội sình, lội mương, lội ruộng hễ nghe tiếng còi xe lửa là Năng giật nảy người đứng ngóng, nhất là khi tìm cá trên cánh đồng lũng xuống, mà đoàn tàu lại chạy trên đường rầy rần rật. Năng ngẩn ngơ cứ đưa mắt nhìn đến khi đoàn tàu xa hút và mất dạng.

Năng từ nhỏ mồ côi cha mẹ. Trong chiến tranh “Mà hòa bình lập lại sau chiến thắng của Bắc Việt 1975”. Mẹ cha Năng đi làm ruộng từ làng Mỹ Chánh bị M79 nằm sót lại trong cỏ, nên khi cuốc đất đụng nó bung ra nổ và chết tươi. Năng đi lang thang, thấy Năng ai cũng muốn lượm về nuôi. Song Năng không ở với ai được bao lâu. Tại Năng còn trong tính thích tự do và ít nghe lời ai.

Đến khi ngôi nhà Huy Huê này là giữ chân Năng khá lâu gần sáu năm rồi. Chủ nhà biết tánh Năng ham nuôi chim, nên đã cho Năng nuôi chim sáo. Đi đâu về Năng cũng chăm con chim ăn uống, hơn cả bản thân Năng!

Năng cũng được học hành, song cậu ít để ý nó bằng nuôi chim và thích tát cá. Ông Huy bà Huê thì không có con nên chiều Năng nhiều. Năng được yêu quý mà muốn gì có nấy. Thỉnh thoảng Năng mới lùa bò thả ăn khi ông chủ bận bịu. Hoàn toàn thì vui chơi, tát cá và đi học. Tuy nhiên tiền thì không cho, lối sống ở đây con nít là như vậy. Ít khi cha mẹ cho tiền. Hơn nữa ông bà chủ nhà sợ cho tiền Năng sẽ biến.       

Vậy đó mà Năng thầm mơ đi du lịch. Cứ nghe đoàn tàu hú và chạy ngang qua, thì Năng thèm được ngồi trên đoàn tàu đó để đi đây đó, xem cảnh lạ thì thích biết mấy!

Một hôm bỗng nhiên Năng thích, đang tát cá. Năng suy nghĩ và tự nói:

Phải trốn đi một chuyến cho thỏa thích mới được.

Sau đó Năng bỏ hết tôm cá, đi theo ước vọng mình. Năng đánh bạo vào gần ga chờ đoàn tàu chợ. Khi Năng đến ga thì đoàn tàu nhìn thấy đã đi qua lâu rồi. Năng hơi buồn, nhưng Năng biết điều đó. Tàu đâu đợi người chỉ người đợi tàu! Năng đành chờ chuyến tiếp theo. Nửa tiếng sau, tàu chợ chuyến khác lại đến. Năng nhanh như con sóc lẻn vào boong ga. Năng luồng qua các toa tàu nhanh chóng như chim sáo, nhưng rồi cũng chễnh choạng lắm Năng mới tìm ra chỗ ngồi. Như những hành khách nghèo khổ, quần áo trông có vẻ cũ kỹ và lôi thôi. Năng biết nhưng Năng không kịp, đi liền  mà! Hơn nữa nếu thay đồ đẹp thì khó cho việc ra đi. Năng đành chịu, đâu phải ai đi tàu cũng mặc đồ đẹp? Kệ xác Năng không lo. Năng lo là phải đi được một chuyến du lịch thoải mái ao ước lâu rồi thôi. Dần hồi Năng tìm một vị trí đứng lên. Để  qua các song cửa chạy ngược nhìn Năng rất là thích mắt và vui. Năng như mở ra tầm nhìn, không còn bó hẹp như ở nhà. Cứ thôn rồi xã, cứ xã rồi thôn quá nhàm. Năng hí hửng nhìn, còn gì bằng,  thích chí vô cùng… Đôi mắt như được giải phóng say sưa vòng ngắm, buông xa không giới hạn …

 Đến bốn, năm ga chẳng ai để ý, kiếm soát viên không buồn hỏi Năng. Chuyện nhà nghèo đi tàu lậu lúc này nhiều, nên các kiểm soát viên cũng xuê xoa cho hoàn cảnh người nghèo. Đến khi có một anh kiểm soát viên lại hỏi:

- Vé đâu cậu bé cho tôi xem.                                                                   

- Dạ em không có vé.                                                                                                     

 - Vậy sao cậu đi, lên từ đâu?

- Phù Mỹ. Em thích đi tàu mà không có tiền anh cho em đi chứ. Làm ơn nhé.

- Vậy sao? Anh kiểm soát viên nói và cười. Nhìn Năng anh trêu nửa đùa nửa chân thật.

- Ba mẹ đâu mà không cho tiền. Trông em có vẻ đầy đủ và thông minh mà.

- Em không có cha mẹ. Ba má mất hết rồi. Em chỉ ở với người ta nuôi thôi.

- Có thật không, hay muốn đi phá phách…?

- Không đâu,! Em không phá phách đâu, anh cho em đi đi. Từ lâu em thấy đoàn tàu đi qua là thích nhưng nay mới đi.

- Vậy sao làm em của anh thì đi miết không sao nhé. Cậu bé kháu khỉnh?

- Anh không nói đùa chứ? Em thích.

- Được không đùa đâu. Nếu em muốn.

- Thiệt nhé.

Lê Hải nở nụ cười và nói tiếp:

- Anh đùa đó thôi, đi đi coi cho đã rồi về. Nếu khi nào cần đi thì hãy vào ga này. Hỏi con tàu nào có Lê Hải anh sẽ ra rước em…

- Cám ơn anh vậy nhé anh Hải.

- Ừ ngắm đi cho thoả thích, có đói bụng báo anh hay, anh kêu tiếp viên cho em ít đồ ăn. Nghèo không phải là cái tội mà…

Hải nói tiếp:

- Ừ thôi, chúc nữa sẽ ăn chung với anh thức ăn đem tới. Em ăn, anh trả tiền nghen “bé ham học hỏi thế giới địa hình”…  hihi. Lê Hải cười.

- Cám ơn anh nhiều. Nếu em đi nữa sẽ nói em kết nghĩa của anh nghen?

- Ừ vậy đó cho xong chuyện. Và không ai hỏi thêm đâu.

Năng thỏa thích chuyến đi từ Phù Mỹ ra tới Quảng Bình và vào. Năng thấy quê hương Việt Nam nơi nào cũng đẹp, cũng xinh. Con người cần cù lao động… Nhà cửa, nơi giàu nơi nghèo, con người cũng thế. Nơi mặc lành lẽ, nơi quần chằm, áo vá. Trong lòng Năng cảm thương. Chính Năng thuộc vào tầng lớp nghèo khổ kia. Mặc dù Năng ở trong gia đình cũng khá so với thôn nhà… Đi qua một cánh đồng thấy chú bé tát cá xách lồng chim chạy, Năng chợt nhớ con chim trong lồng của mình ở nhà vô cùng. Nhưng Năng nói thầm:                              

"Tao nhớ mày và chủ nhà đó nhưng tao muốn đi chơi và ngắm cảnh tý tao nha, sẽ về mà"…                               

 

Và Năng đã được rong chơi trên tàu một cuộc thú vị, để nhìn quanh cảnh thế giới từ xa. Con tàu nhìn ra xa, trời cao bể rộng thật…


 

 Chương Hai                                                                

 

Về lại nhà Năng bị hỏi tội. Năng đang thay đồ đi học và cũng nhớ trường lớp hơn bốn ngày. Đang ra đường vui vẻ thì ba Huy, chủ nhà kêu giật lại:

- Ê, không cho mày đi học nữa, để tao dạy mày đã Năng.

- Thôi anh, con nó ham vui, nó về rồi anh cản làm chi, nó nhớ trường nhớ lớp.

- Em binh nó quá mà. Nó vô lễ đi phải thưa về trình chứ, ở đã là con. Muốn đi đâu thì đi sao? Vô lễ lắm.

- Nhưng nó về rồi.

- Để tôi phạt nó mới được. Em đừng cản.

- Tội nó mà. Còn nhỏ ham chơi dại thôi.

- Măng không uốn tre uốn đâu lại, để tôi. Em lui đi.

- Thôi mà em xin anh.

- Đã bảo lui ra anh dạy nó chứ có làm gì đâu?

- Mình đã nuôi sáu năm rồi như con, Anh đánh nó em chiụ không nổi.

- Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho ngào. Anh đang làm chuyện này. Em giang ra năn nỉ mà, đừng làm anh bực tới em luôn.

- Ừ anh nhớ nương tay kẻo mang tội đó.

- Lui hoặc vào buồng đi, để anh trị…  Đã nói sao em chậm thế? Anh có giết nó đâu mà em lo.

Nàng Huê lui ra ghé thăm coi bò. Cho thêm rơm vào nó ăn nhỏn nhẻn mà thương cho đôi mắt con bò, như thương đôi mắt Năng bướng bỉnh, nhưng hiền lành đang bị phạt kia…

Trong nhà Huy đang hỏi tội Năng.

- Sao mà đi không nói cho ba má hay hỡi Năng?

- Con thích đi du lịch nhưng sợ ba má không cho. Nên con liều con xin lỗi. Con xin lỗi ba má.

 - Cả gan nghen đánh mày mới được. Ba Huy quất roi vô mông Năng trong chiếc quần đùi sờn cũ.

Huy quất vào mông ba lần roi mây, anh lấy từ góc chuồng bò để dành mỗi khi mùa cày ruộng dùng.

- Đau quá ba ơi, ba ơi đau quá, quá đau ba ơi. Năng sít soa và rướm nước mắt…

- Không than, phải nhớ không được làm điều gì không nói ba mẹ nha. Rất thương con đã cho con bắt sáo, nuôi chim mà. Chỉ lo học hành thôi con phải biết thân và công ơn…

- Dạ con biết, nên con ở với ba má lâu mà.

- Mày dễ phản lắm. Tao cho mày theo vào rừng mấy hôm đi với tao để khôn hơn.

- Chi vậy ba? Năng vẫn còn nằm nghéo cổ hỏi ba Huy.

- Rừng tạo con người dũng mạnh và khôn lớn hơn, như núi sừng sửng hơn, nhưng cả gan góc và hối hận hơn, cứ đi theo ba rồi biết.

- Dạ.

- Vậy đứng lên đi.

Năng đứng dậy phủi tay nằm dính đất hoăc bụi và đã vòng tay cám ơn:

- Con xin cám ơn ba tha.

Vừa lúc Huy vợ anh vào anh nói:

- Mai tôi dẫn nó đi rừng, em ở nhà thả bò hay cột gì cũng được.

- Chi vậy anh?

- Tôi đi săn ong muốn dẫn nói đi chơi, không có gì bà đừng lo.

- Ừ được anh đừng làm quá nghen!

- Tôi vẫn thương nó nhưng phải làm cho nó biết…

- Nhưng …                                                                                                   

Huê nói tới đó rồi ngưng.                                                           

- Em khỏi lo mà.

 

- Dạ. Huê trả lời cụt, vì sợ chồng không nói gì thêm.


Chương Ba

Sau đó thỉ Huy dẫn Năng vào rừng xa, hai cha con kiếm săn ong khá lâu. Năng cũng rất thích thú khi đi rừng với bố. Thế giới rừng cũng quả đáng yêu. Rồi Huy bảo:                                                                                  

- Đói bụng chưa Năng?

- Dạ đói.

- Vậy thì ăn cơm với ba đi.

- Dạ.

Hai cha con bẻ lá rừng để ngồi lót ăn cơm. Ăn xong Huy bảo.

- Đưa tay đây cho ba.

- Chi vậy ba?                                                                                                               

- Ba cần, không hỏi ba không giết con đâu.

Năng đưa tay và nhìn Huy đầy lo sợ.

- Ba cột tay con, coi như hình phạt con bỏ nhà đi đó. Cột con ở đây ba hôm ba trở lại. Phạt con mà cũng tập con gan góc dũng cảm, cả hối hận đó, nhiều thứ đó trong bài học.

- Không, ba ơi con sợ thú rừng.

- Không sao, cả rừng này không có gì nguy hiểm đâu. Cho con nhớ đời mà trưởng thành.

- Không ba ơi con lạy mà, con không làm vậy nữa đâu.

- Cứ để ba làm đừng la.

- Ba ơi, ba ơi.                                                                                               

- Đó con có nghe không? Không ai giúp con đâu. Ba sẽ giúp con thôi.

- Ba ơi, ba ơi con lạy mà thả con ra…

Năng cứ nói, Huy cứ làm, cột tay Năng và cột Năng vào thân cây không to lắm. Vì Năng còn bé nhỏ nên Huy làm gọn gàng như trò chơi, và nói:

- Xong rồi đó mới ăn chưa đói đâu, có đói cũng để nhớ ba hôm nữa, ba sẽ thả con về đi học lại. Cố gắng nhé.

- Ba ơi, ba ơi… Con không muốn. Ba ơi, con không muốn, con không…

Huy nghe nhưng giả vờ và bỏ đi xuống núi. Đi như tỉnh bơ.

Năng kêu mãi ba ơi, ba ơi rồi khóc. Huy tung tẩy mạnh. Song ông cột chặt cứng quá Năng đành chịu thua. Bậm gan mà khóc, rồi hết khóc im lặng nhìn trời, nhìn rừng. Lòng Năng nghe trống rỗng, mà xốn xang.

Suối vẫn chảy róc rách, đâu đó chim vẫn vỗ cánh, xa nhành bay đi, ong vẫn bay tìm hút mật, chỉ mình là không duy chuyển được Năng nghĩ và đành buồn.

Rồi mệt mỏi ngày thứ hai, nhưng Năng vẫn la lên:

- Cứu, cứu dùm tôi… Trời ơi… cứu dùm tôi…

 Có người đi đi rừng, đúng hơn là một vị thiền sư. Là một thầy tu lắng tai nghe vang động và dần hồi tiến về phía âm thanh phát ra, thấy một em bé bị cột, vội thật động tâm và hỏi:

- Sao lại thế này, ôi Nam mô a di đà phật

- Con bị cha mẹ nuôi phạt, con muốn mở trói dùm con. Làm ơn!

- Nhưng sao con bị phạt?                                                                          

- Con tự bỏ nhà đi chu du không báo và về lại.                                   

- Vậy cũng có gì ghê gớm sao phạt hình phạt này. Đi và có về mà. Nam mô a di phật.

- Vậy nên mở cho con. Con chịu không nổi nữa, đau quá.                

- Ừ, Nam mô a di đà, ta mở đây. Người thầy tu lẹ làng mở ra.         

Năng lấy tay bái và quỳ xuống tạ ơn:                                   

- Cám ơn thầy đức rộng từ tâm, Con sẽ không quên…  Cho con đi…

- Vâng nhớ ta là đủ rồi.                                                              

Năng sợ ba mình đến nên xa người thầy tu mở trói không nói lâu hơn, và thật nhanh nhẹn khuất bóng. Năng vẫy tay chào tạm biệt, chỉ còn dấu hiệu. Người thầy tu còn nhìn theo bóng Năng xa dần trong rừng, rồi đi với công việc tọa thiền của mình trong rừng. Cứ đi qua các nẻo…

Năng xuống hố đi tìm nước uống trước tiên, sau tìm sung một vài trái trong rừng ăn cho đỡ đói.

Xong ngồi nghỉ Năng tự nghỉ, và nói với lòng mình:                           

" Ta phải đi thôi, ba nuôi ta có thương nhưng tánh tình khí chất kỳ quái quá, nỡ coi mạng ta rẻ như bèo. Mẹ nuôi thì thương mà lệ thuộc. Thôi ta không về nữa sẽ tìm chốn khác mà đi"…

Năng nói và thấy chú sóc chuyền cành vui vui. Năng đứng lên nhìn thì nó chạy mất, thấy một con chim gõ kiến tìm mồi thấy Năng, nó cũng cuốn bay, thấy một con nhím nó cũng cúp đuôi trốn, thấy một con thỏ dại chạy ngang, nó gặp Năng vội tìm nơi ẩn. Loài thú trong rừng đa phần nhát vô cùng. Rừng cũng thú vị cho Năng, có cảm giác yêu quý và hồi họp đan chen…

Năng chợt nghĩ lại đời…Năng muốn đi tìm lại Lê Hải, người mà Năng đã gặp trên tàu, và có ý muốn xin anh ta giúp cho cuộc sống hơn là về với gia đình ba Huy đã gắt gỏng, cột mình

Năng muốn hoàn toàn thay đổi ý định. Quyết ra đi, tuy lòng còn chút bịn rịn, dẫu nơi đây ao, hồ, sông, suối, người cha mẹ nuôi, và xứ sở Mỹ Trinh cùng bè bạn, đã cưu mang mình trên những năm tháng… Đi dần theo hướng về dưới chân núi, và đợi sao bắt đầu lắp lánh có đêm đã về, Năng rời khỏi núi. Xóm làng chìm ngủ trong đêm. Năng né con đường về làng, rẽ trái theo đường một thôn khác Trực Đạo. Lội dọc theo đường rầy tiến về ga của Phù Mỹ- Mỹ Hòa… Cách xa  12 cây số.

 

Ban đêm Năng vẫn cắm cúi đi và chạy. Thỉnh thoảng ngoái nhìn lại phía sau mờ mịt không có bóng người… Đêm thật kỳ bí hùng vĩ. Cả lạnh lùng. Theo chân Năng phía sau…


Chương Bốn

Đến ga không còn chờ đợi, Năng lên liền tìm toa ngồi. Khá lâu thấy một một chị nhân viên có gương mặt hiền lành. Năng hỏi:

- Chị ơi em muốn tìm anh Lê Hải.                                          

- Em là ai tìm anh Lê Hải?

- Anh ấy nhận em là em nuôi. Em muốn theo anh ta về nhà ở.       

Hiền nhìn từ đầu đến chân Năng và nói:

- Ba mẹ em đâu?

- Em không có ba má. Ba má vì khai thác ruộng, đụng mìn của chiến tranh còn sót lại đã chết...

- Vậy sao?

- Em đi lang bang nhiều người nuôi nhưng bây giờ em muốn về với anh Hải. Lần trước em đi. Anh ấy nói nếu cần anh ấy nhận…

- Thật anh Hải nói thế không?

- Dạ thật.

- Chị là vợ anh Hải đây, sao chị chưa nghe anh ấy nói.

- Em không biết nữa.

- Hôm nay anh ấy không đi, không phải chuyến ảnh. Thôi theo chị về coi anh ấy sẽ nói sao.

- Dạ được cám ơn chị.

- Ngồi xuống đi, tới ga nhà chị sẽ kêu. Chị đi làm công sự nhé.  À em tên gì?                                

- Năng-Trần Công Năng                                                                            

- Tên đẹp đó nha, mặt mày có vẻ khổ. Nhưng tư chất cũng khá thông minh đó nên chắc anh Hải chiụ. Hiền nói và cười vui vui bước đi.

Đi qua các trạm ga tới Nha Trang,Tháp Chàm, Phan Thiết, Bình Thuận rồi đến Sài Gòn. Đã tới ga nhà. Hiền đưa dẫn Năng ra. Hải hôm nay đi đón vợ. Đến cỗng chợt thấy Năng. Hải không tin vào mắt mình. Hiền reo lên:              

- Có con trai tìm nè.

- Ồ em Năng. Hải đi tới cần tay Năng.                                   

- Năng đấy à, sao em tìm được cô thế, và sao em biết Năng, Hiền?                

- Chuyện như phim mà anh. Năng nói anh đã nhận nếu nó muốn về ở. Em đem về thế thôi… Hiền vui vẻ kể gọn.                                            

- Ừ cám ơn vợ Hiền của anh. Anh gặp cậu bé lần trước bé muốn đi du lịch chơi, mà không có tiền anh tha cho, và cũng có nói nửa đùa nửa thật, nếu về ở với anh anh nuôi, em đồng ý chứ?

- Em cũng thấy nên giúp. Hiền đáp.

- Hoan hô em. Hải nói và mừng rỡ thêm.

Năng đứng im, nghe lòng vui có chút hồi hộp.                                      

- Thôi về nhà đi hãy tính. Họ rời khỏi nơi hành khách về nhà.

Nhà của Hải và Hiền cũng gần ga nên đi bộ chẳng mấy chốc qua các con ngõ hẻm đã tới nhà. Năng được chỉ nơi tắm rửa xong. Hải nói:

 - Năng đã ở trong nhà anh chị, thì phải tốt và phải học em nhé. Muốn đi đâu anh chị cũng cho cả, nhưng phải học hành, không học anh đuổi đi đó.

Năng lắng nghe. Hải nói tiếp:

- Anh chưa có con, và có con em vẫn ở đây. Muốn nên người thì nghe lời anh. Sau này em trở thành kỷ sư bác sĩ về làng cũng không muộn.

- Dạ. Năng chỉ nói tiếng một. Khi lắng tai Hải dạy.

 

Năng được Hải chỉ giao một phòng. Có đầy sách Năng rất thích. Cái gì trông cũng đẹp mắt, và sạnh sẽ hơn ở quê, nhà cửa thơm phức, lạ lùng… Và rồi Hiền đi làm giấy nhận nuôi, chiụ trách nhiệm và xin cho Năng đi học, nhập học …


 

       Chương Năm

Trong lúc đó chốn quê nhà đã xảy ra; Huy đi lên núi tìm thì không thấy Năng. Dây trói đã bị bức chứ không phải là dao rựa cắt. Huy nghĩ Năng rất là mạnh và vùng vẫy. Huy có cảm giác hơi hối hận vì cột Năng ba ngày mới lên núi. Hay là hùm beo đã cướp đi thây thằng nhỏ? Không tin, vào việc nghi ngờ này lắm. Nhưng Huy bỗng thấy thương tâm và gọi tên khi đi kiếm:

- Năng, Năng ơi, ba đây, ba đi tìm con đây.                                                         

- Năng Năng ơi, ba đây, ba đi tìm con đây. Huy cứ gọi mãi như thế nhiều lần và bước đi trên những con đường quanh co. Khúc khủy lối rẽ …

Trả lời cho Huy chỉ là những cơn gió va vào lá rừng rồi xao lãng, ngoài ra không còn tiếng động tĩnh gì. Huy dần mò kiếm khắp nơi cả buổi chiều trên rừng cũng chỉ tiếng chồn chạy qua, thỏ chạy lại, sóc nhảy cao chim nhảy xuống, nhím bung tới, bìm bịp lui về và mất hút trong lùm cây. Chỉ còn đá nhẵn của rừng im ỉm trong nước róc rách thêm buồn… Không tìm ra dấu vết nào của Năng, Huy lại tối rồi quay về, vào nhà bảo vợ:

- Thằng Năng đi đâu mất tôi tìm chả thấy, cả ngày nay mệt lả.

- Ông ác quá biết đâu cọp beo tha sống mạng nó rồi. Em nói mà anh không nghe lời em. Giờ nói gì nữa.

- Không có cọp beo đâu, nó tự mở trói hay ai giúp nó thôi, để từ từ tôi tìm, và để từ từ nó về… Có thể.

- Chắc nó không về nưã đâu. Vì nó khiếp anh đó.

- Nó thương con chim sáo sậu nó nuôi. Nó trở về.

- Em không nghĩ vậy đâu.

- Cứ tin đi đã.

Cả mười ngày, rồi nửa tháng. Năng vẫn không về.

 Sau đó Huy bỏ công mấy ngày đi tàu, vì lần trước Năng về nói đi tàu nên Huy hằng mong, nhưng ông không thấy bóng dáng nó trên tàu. Thấy chú bé nào nho nhỏ phía sau. Ông ráng nhìn tận mặt thì lại không phải, lại chưng hửng. Có lẽ ông mơ sảng nên cứ nhìn mãi hễ ai ngang tuổi với Năng. Nên nhiều người ngạc nhiên cứ tưởng ông Huy có vẻ mất  trí, và tâm hồn hỗn độn. Nhưng Huy biết mình đang cố tìm đứa con nuôi. Xong kết quả không được gì? Lại phải từ giã nhiều con tàu rồi về lại quê nhà. Lòng Huy buồn thiu thỉu…

- Thua em ơi. Anh không tìm ra.

- Thì em nói rồi. Nó chết trong rừng rồi tìm gì nữa.

- Có thể nào như vậy.

- Cả trường nó nhôn nhao anh giết nó trong rừng đó.

- Tôi dẫn nó đi đâu ai thấy.

- Hôm bữa bạn nó hỏi. Tôi nói anh đem phạt nó trong rừng.

- Vậy lỗi do em.

- Còn gì nữa. Anh làm thế tôi phải nói thật.

- Thôi để từ từ lắng xuống. Anh thật sự hối hận…

-  Đến chết anh không chuộc được lỗi này. Anh biết nếu nó chết rồi.

- Anh biết và cũng rất khổ tâm mà.

- Nó ở với mình lâu lắm đó. Vì chiến tranh nên nó mới mồ côi.

- Hậu quả của chiến tranh mìn mỏ thôi.

- Ừ cũng từ chiến tranh mà ra. Biết bao người phải chết trong mìn bom, nằm trong lòng đất.

- Bỡi vậy người ta mới nói chiến tranh đi đôi với tội ác.

- Anh hôm bữa gần đây cũng sắp bị...

- Thôi nói chiến tranh là sợ, không nói nữa. Bây giờ mình mất con chỉ nói mất con thôi.

- Lạy trời cho con tôi tên Năng, ở nơi nào cũng được mong bình yên và trở lại một ngày. Huê tha thiết nói lên như vậy.

-Anh cũng hằng mong như thế mỗi đêm. Mong trời thương linh ứng chứ biết làm sao.

 

- Anh thật đáng trách. Anh hiểu thì đã muộn, nhưng anh đâu có ngờ như vậy.


Chương Sáu

Thời gian lặng lẽ trôi qua từ một cậu bé bỏ nhà cha mẹ nuôi ở Mỹ Trinh đi, Và cậu cố gắng đèn sách miệt mài như lời ba Hải dạy. Năng ít bạn bè, hầu như không luôn. Chỉ lo thui thủi học, và thỉnh thoảng chơi banh một mình trong khu vườn nhà. Trông rất dễ thương, tội nghiệp. Còn lại hầu hết trong phòng nghiên cứu một mình học. Và học đến ốm người luôn!

Lần ấy Ba má Hải rủ đi du lịch Năng đều lắc đầu.                             

- Con đi hết rồi, con không thích nữa…

- Đi chứ con,

- Con đi vài lần đủ rồi.                                                                               

- Con cần học thế giới, con là khám phá học.

- Cám ơn ba má mời, ba má cứ đi. Chúc ba má vui … Sapa, Đà Lạt quê con có núi có rừng con coi như đã có.

- Mỗi nơi mỗi khác mà con.                                                                     

- Con thấy đủ và con muốn học thôi.                                                    

Cha mẹ đi chơi khắp nơi. Năng ở nhà như cô con gái ngoan, biết chăm sóc hoa cho ba Hải mấy ngọn Hải đường, Hoa Lan, Hoa Diệp Thảo. Biết dọn dẹp phụ má Hiền cuối tuần. Thời gian còn lại chỉ học và học. Trời như đã dành cho phần số và sự thay đổi của Năng.

 Chẳng bao lâu Năng đã cầm trong tay thủ khoa trong kỳ dự lễ tốt nghiệp của trường. Hải rất vui mừng và tự hào. Họ vẫn không có con. Nhưng Năng đã là niềm vui lớn đủ nhất của họ.

 Năng và tiếp tục học y cũng tại thành phố Sài Gòn…

Vậy mà ở chốn quê nhà vì tìm lâu không thấy tin tức Năng. Nên Huy vì lòng thương nhớ Năng, nói với vợ Huê:                                              

- Em ơi mình nên lập bàn thờ đi, để con nó có ấm cúng và cũng gây cho nó nấm mồ nho nhỏ kẻo tội cho linh hồn.

- Đồng ý với anh. 

Hai vợ chồng lập ngôi mộ sau vườn. Và hay cúng bái hoa hương quả thương tiếc Năng quá nhiều.

Cứ mỗi chiều về con tàu đi ngang là Huy đứng lặng người nhìn. Cũng chính những con tàu này mà làm Năng ham mộ. Rồi chính con tàu này ông đã phạt Năng. Rồi mất đứa con. Vậy mà ông thích nhìn những con tàu đi trên đường rầy kia, như thấy nó vừa quen vừa lạ mỗi khi ông nhìn. Ông thấy tội khi lại nhìn vào con chim sáo sậu mấy mùa vắng bóng chủ nhân Năng, nó như  buồn và muốn hỏi điều chi....

Thời gian thắm thoát. Sau đó tám năm thì cậu bé Năng đã ra trường và làm việc tại một bịnh viện nhi đồng thành phố…

Năng đã được một bác sĩ Nhuận, làm việc lâu năm với chức vụ Phó Tổng giám đốc bịnh viện mời đến nhà chơi, và có dự định đã gả con gái cho Năng. Vì ông thấy Năng thông minh hoạt bát, lanh lẹ và hiếu hạnh, lại còn đẹp trai, trẻ tuổi nữa…

Năng nhớ lần đầu tiên theo bác sĩ Nhuận chàng đến, đi rụt rè.

- Vô nhà đi con. Nhuận giục.                                                                    

Một ngôi biệt thư quá sang đối với Năng không dám bước mạnh vào nhà, ngập ngừng mãi. Bác sĩ Nhuận đã kêu lên tiếng:

- Vào đây đi ngại ngần gì, nhà không có ai cả. Chỉ có một Linh, con gái bác thôi. Bác gái sang Pháp thăm chị ruột rồi.

Năng mạnh chân vào hơn. Linh đứng ra đón:                                     

- Chào anh. Mời anh ngồi dùng nước.

- Cám ơn cô. Anh cám ơn em. Năng ấp úng hai kiểu nói cô và em, rồi sức lúng túng khi nhìn Linh.                       

Nhuận như cất vật gì xong từ bịnh viện mang về. Trở ra nói:

- Linh đang học năm cuối 12 đó con. Bác cũng có ý cho Linh đi vào y khoa. Hai bác có môt Linh độc nhất.

Bác Sĩ Nhuận người trạc tuổi ba Huy nuôi Năng ở dưới quê. Tuy nhiên, ông là một bác sĩ trông ra còn trẻ đẹp trai phong độ nhiều. Với trạc tuổi đó cũng đã gợi cho Năng nhớ về ba Huy và má Huê như một kỷ niệm. Nhưng chàng chẳng dám nhớ nhiều.

Sau đó thì anh đến nhiều lần, và được Linh mến mộ rồi đi chơi  chung với Linh. Những lần học hành mỏi mệt. Linh đã thường đưa Năng đi chơi. Ngồi trong một công viên ngheNăng kể chuyện đời tư về anh.

- Anh mồ côi cha mẹ, anh ở rất nhiều nơi. Cuối cùng anh về ở với ba má Hải anh đã cố gắng học, dốc lực học…

Linh như nghe từ bao giờ cảm động cầm tay anh và nói:

- Tội nghiệp anh quá em không ngờ.

- Chính anh còn không ngờ anh, được ngồi bên em như hôm nay.

- Mỗi người đều có phần số. Em yêu anh, yêu luôn cuộc đời anh. Chúng ta cưới nhau nhé.                      

- Anh rất vui khi lòng em hồn nhiên mà thành thật.

- Được làm chồng em còn gì bằng. Anh cứ ngỡ như mình nằm mơ.

- Thiệt đó chớ mơ gì. Duyên nợ ông tơ bà nguyệt xe rồi phải chịu thôi.

- Anh cám động trước tấm chân tình em lắm. Anh nguyện sẽ được người chồng tốt bên em.

- Và em cũng phải là người vợ tốt bên anh nữa chứ. Ngay ánh mắt đầu tiên em, em đã thích anh rồi.

- Chứ không phải chê anh cù lần xấu trai sao?

- Làm sao mà anh cù lần và xấu trai kia chứ. Điển trai loại nhất đó.

- Thiệt không?

- Còn hỏi đố nữa.

- Vậy mà anh còn sợ chưa xứng với công chúa này chứ.

- Hoàng tử đẹp hơn công chúa kìa.

- Tại công chúa yêu nên thấy đẹp thôi chứ. Thiệt hoàng tử quê mùa một cục đó chứ.

- Hổng dám đâu.

Cả hai lại thấy lòng vui, cười rúc rích... Họ băng qua những con đường đi bách bộ đẹp nhất của Sài Gòn.

 

 


Chương Bảy

Thế là sau đó. Năng về nói với ba má Hải và Hiền đã vui tiến hành đám cưới cho Năng và Linh. Tại một nhà thờ rồi lớn ở Sài Gòn. Ba Linh đã cho hai đứa căn nhà riêng ông mua liền.

Vậy mà một đêm anh nằm mơ thấy Ba nuôi anh đau nặng thập tử nhất sanh Huy nói:                                          

- Tôi không ở đời lâu với bà nữa. Tôi buồn phiền đã làm cho thằng Năng chết trong rừng. Có thể cọp beo tha rồi… Vậy bà ở lại tự chăm sóc mà lấy bản thân. Tôi cũng đi gặp nó ở linh hồn thế giới bên kia…

- Không sao đâu! Ông cứ uống thuốc và tâm bình lại. Tôi không muốn ông ra đi bỏ tôi.

- Thì tôi vẫn uống đây chứ. Chỉ sợ bác sĩ chê vì không tìm ra bịnh tôi.

- Bác sĩ nói ông buồn phiền không có bịnh chi ngặt nghèo cả. Hãy buông xuôi bỏ hết lụy phiền. Biết đâu nó sống sót đâu có ngày về gặp lại.

- Bà nói như mơ không bằng, nhưng sao tôi buồn, vì tôi không nghe lời bà mà đánh nó đau rồi. Còn dẫn bỏ vô rừng…                     

Huy nói và rồi bỗng dưng khóc, có nước mắt nghèn nghẹn. Bà Huê thấy vậy nắm chặt tay ông và bảo:

- Vui lên ông. Con ở đâu đó nếu trời thương nó sẽ tìm về. Tôi nghĩ nó không phải là đứa không có nghĩa. Mấy lần ông đánh đau, nó cứ tôi nhìn tôi và không tỏ ra mất dạy. Nó là đưá trẻ tốt đó.

- Mong một ngày trời thương còn sống sót ở đâu nó về dù giàu nghèo, hay sang hèn. Ba Huy nói.

Tỉnh giấc mơ Năng bàng hoàng và thấy thương ba mẹ Huy nghèo khổ dưới quê. Năng vô cùng xúc động …

Sau giấc mơ anh đem ra nói với vợ Thùy Linh về câu chuyện này.

**

 Một hôm Năng nói:

- Em ơi, anh bây giờ đã có một sự nghiệp công danh. Có em, vợ hiền đẹp. Có ba Hải, có má Hiền yêu thương. Có gia đình bên vợ quý mến nhưng … Năng nhưng vì xúc động và nói thêm:

- Nhưng anh không bao giờ quên được chốn quê anh đã từng sống. Ngày đêm tát cá, chăn trâu, chăn bò. Vậy anh muốn em cùng anh về  một chuyến nơi đó nhé. Vì anh đã mơ thấy kể với em đó.

- Được tốt mà!  Chúng ta nên đi. Em có ý muốn nói với anh đó mà chưa kịp nói.

- Cám ơn em đã nghĩ. Năng hôn vợ.

Tuy lớn và có gia đình nhưng Năng làm gì cũng không quên hỏi ý kiến ba mẹ Hải, Hiền. Giờ tánh tình Năng kỹ lưỡng, lại sâu sắc nên má Hiền, ba Hải quý thương. Lúc đưa Linh về ba má Hải, Hiền chơi một ngày nhân ngày anh thưa:

- Ba má con dẫn vợ con về đây. Con có chuyện muốn nói thưa.

- Chuyện gì con? Hiền hỏi dò xét.

- Công ơn ba má nuôi con từ đó đến giờ, ăn học thành tài và cũng đã có vợ. Con muốn về chốn xưa thăm lại ba Huy má Huê ở quê lúc ngặt nghèo. Vậy ba má nghĩ thế nào?

-Nên đi lắm, ba má có ý nghĩ đó nhưng chưa kịp thảo luận. Ba Hải trầm trồ khen.

- Má cũng định nhắc Năng, nhưng để Năng có một ngày tự nghĩ ra. Hôm nay thật đúng thời điểm lắm. Dẫn vợ về làng, đưa cô Thắm về làng tốt đó. 

Hiền lại giỡn trong tựa một bài hát. ”Cô Thắm về làng”. Má Hiền lúc vui thì hay nói chuyện kèm điển tích. Linh nghe má Hiền bông đùa thì cười vì nàng biết bài hát đó, ba Hải nói tiếp:

- Nếu đi. Con chọn đi cách nào?

- Chắc con đưa vợ con đi máy bay thôi. Ra đến Quy Nhơn sẽ đi taxi về làng.                              

- Cũng tốt đó. Khi về sẽ đưa Linh đi tàu để nhớ lại thuở hàn vi của con.

- Ô ý kiến ba hay quá con chưa nghĩ tới. Ba có sự phát minh.

- Phải nghĩ chứ con. Hải nói.

- Ba con lúc nào cũng là number one mà. Hiền chọc chồng.

- Phải vậy chứ.

- Em thích đi tàu đó. Linh chen vào.

- Hãy đợi chuyến về.

- Vậy là chiều nay bốc vé. Mai tụi con đi đó.

- Mong chuyến đi vui vẻ gặp may mắn. Ba Hải chúc mừng

- Cám ơn ba mẹ có sự chúc mừng đến con. Má Hiền nói thêm.

- Đề nghị, hôm nay đi ăn nhà hàng với hai con đi em.

- Đồng ý ngay. Có nói gì đâu?  Hiền đáp.                                             

- Con hoan hô ba một sáng kiến nữa. Vậy cả nhà đi nha.

Ba  Hải má Hiền lo chỉnh chu chút khi ra đường. Năng và Linh ngồi đợi. Sau đó Năng đã đưa vợ Linh và ba má Hải Hiền vào một nhà hang anh đã chọn.

 

Họ chung vui và thưởng thức những món ăn trong sum vầy mà mỗi khi có dịp.


Chương Tám

Sau đó thì Năng đã cùng Linh chuẩn bị đồ đạc và đi ra phi trường. Nói là chuẩn bị thế, nhưng họ có gì chuẩn bị. Con cái không có, nhà cửa để đó chứ đem đi đâu mà chuẩn bị? Chuẩn bị tư tưởng thôi.

Và họ đã ra phi trường đúng giờ. Linh đi bên Năng. Chiếc máy bay họ chọn mang số SN1578. Ngồi trên máy bay Linh Suy nghĩ mông lung. Lần đầu tiên cô đi máy bay về vùng quê với bao cảm xúc khó tả. Làng quê của người chồng nàng mồ côi từ thuở nhỏ. Đối với Năng là khó quên, và đối với nàng cũng là niềm khao khát vô biên, muốn biết. Cứ vậy mà nàng tựa vai chồng trong hồi họp, đi đứng… Rồi xét khám rồi lên boong rồi ngồi vào ghế v.v… Nàng cứ muốn tựa vào chàng trong bao cảm xúc mơ hồ nghĩ đến quê hương.

Tích tắc là đến Quy Nhơn, chiếc máy bay từ từ hạ cánh vùng đất thấp dần tiến vào quỹ đạo, đường bay hiện ra rồi máy bay đáp dứt hẳn. Cả hành khách thứ tự đi xuống, Năng và Linh cũng đi xuống.

Năng đưa nàng xuống rời máy bay như bao hành khách, ra lối Exit rẽ tìm taxi về khách sạn gần nhất tìm phòng nghỉ chút. Chàng hỏi nàng:

- Em mêt không?                                                                        

- Không, em không mệt nhưng em hồi họp?

- Anh muốn em nghỉ một đêm ở đây cho khỏe, mai mình hãy đi.

- Em muốn tắm rửa xong đi ngay.

- Nôn vậy sao?                                                                                            

- Vâng em nôn, nhưng tùy anh.

- Anh cũng nôn chỉ sợ em mệt.                                                                

- Đâu mệt gì Sài Gỏn bay ra đây có hơn nửa tiếng, em thấy khỏe mà.

- Vậy thì chuẩn bị anh kêu Taxi đi nha.

Năng lấy phone gọi taxi, một lúc sau taxi đến đã chuẩn bị xong.

  Năng và Linh rời khách sạn và trả lại chìa khóa phòng, cùng với chi phí thanh toán trong ngày và chào tạm biệt. Phòng tiếp khách cũng quấn quít chào hai vị khách hết sức xộp, nghỉ nửa tiếng vẫn trả tiền theo một đêm không hề nói chi, mà còn rất vui vẻ. Linh vừa tắm xong cảm giác thêm mát rượu ôm chồng ra khỏi khách sạn.

 Trong khách sạn đã có taxi sẵn, Thế là sau hồi nói chuyện của Năng và chủ tài taxi, chiếc taxi đó đã đi đến đưa hai người ra xa vùng thành thị của Quy Nhơn đi về miền quê tĩnh lặng hơn. Taxi có máy chỉ đường nhưng Năng luôn theo dõi và hướng mắt về phía trước Taxi đến. Còn Linh mãi nhìn những cảnh lướt qua. Con suối, dòng sông, làng chợ v.v…Vùng làng của Mỹ Trinh cứ tiến dần, gần lần. Chờ đến cỗng trường học năm xưa bây giờ thay đổi nhưng Năng kịp nhận ra và nói:

- Được theo ý tôi, anh cho dừng lại đi đến đậu vào trường học năm xưa của tôi. Chúng ta đi bách bộ cho thú một tý.

Chủ xe đã cho xe dừng hẳn lại. Năng, Linh đều xuống xe, cả chủ taxi cùng đi theo, thường taxi là với thủ tục thế, khách đâu tài xế đó với những chuyến đi xa. Ngoại trừ có ý riêng thì khách cho biết.

 Năng đưa Linh Về lại làng xưa của mình. Linh vô cùng bỡ ngỡ đi qua bao hai cái miếu đình một đồng ruộng, một con đê. Năng thấy thương cho quê hương một tình quê hương trổi dậy, trong lòng anh, ôm lấy ngập trái tim chàng. Về Linh cũng thấy yêu quê hương chàng lạ lùng, bùi ngùi trong nhiều cảm xúc từng cơn gió, từng ngọn cỏ, đọt dừa, ngọn tre…                       

Đến một ngôi nhà Năng dừng lại bảo:

-Nhà này anh. Tôi nhớ rồi em hãy theo anh, em Linh.

Trong nhà Huy và Huê thấy hai người lạ hoắc và sang. Thì hai vợ chồng nhìn ra như nín thở, theo dõi hồi hộp. Năng và Linh tiến dần vào nhà. Năng sốt sắng chào:

- Chào ba má có nhận ra con là ai không?                           

- Chẳng lẽ là thằng Năng đây sao bà ơi! Huy nói.

- Dạ con là Năng đây.Hơn mười lăm năm xa cách bây giờ con về, không biết ba má có nhận được con không chứ?

- Làm sao không nhận được. Trời ơi có thật con về không?  Hay là mơ vậy Năng?

- Thật đây không mơ đâu. Đây là vợ con và đây là chủ xe Taxi. Con về bằng da bằng thịt mà.

- Nhìn con chắc lẽ nên người lắm, ba mừng. Vì ba cứ nghĩ con chết lỗi của ba. Ôi trời còn thương quá…

- Không sao ba. Con vẫn sống và ăn học giờ có vợ, mới lại đây về. Thời gian trôi nhanh vùn vụt.

Quay sang Năng hỏi:

- Má thì OK. Chỉ có ba sao ba ốm và nông nỗi thế này?

- Ba hối hận nên không vui, không ăn uống được chi, thất thường lắm.

- Tội cho ba quá.                                                                        

- Nếu con không về, ba nghĩ buồn và chết không bao lâu nữa bỏ má con đó. Trời ơi trời, còn thương… Ông đã nói hai lần tiếng trời còn thương trong một khoảnh khắc.

Và ông dành nói tiếp:

- Nhìn con chắc là bác sĩ hay kỷ sư.

- Dạ con đã là bác sĩ, vợ con còn đang đi học bác sĩ.                         

- Sướng hã.

- Con được một gia đình nuôi, con cố ăn học không ham chơi như lúc nhỏ ba má à. Cũng lạ…

Năng nói đến đây và cười hồn nhiên.                                                     

- Ba nhớ ba đánh con mấy trận cũng vì thương con thôi.

- Con biết và con cũng ráng mà học. Có thể.

- Vậy là nên xóa bỏ bàn thờ đi bà. Con nên lên chùa gần đây để tạ ơn, ba má lên đó cầu hoài cho con đó.

Huy và Huê đưa Năng ra góc nhà. Năng thấy bàn thờ và nấm mồ đắp để cứu linh hồn siêu thoát cho Năng. Năng cảm động vô cùng và không nói gì nhiều được, chỉ biết nói:                                                                                                        - Con biết ơn ba má nhiều, nhiều lắm. 

-Mèn ơi! như tiểu thuyết. Huê bảo.

Năng chu đáo:

 -Nếu ba má có ý, giờ con muốn đi lễ chùa.

Sau đó họ đi lễ chùa hết bằng taxi qua một cái đồi nhỏ. Chùa nằm dưới chân núi. Khi lên chùa Năng gặp lại sư thầy năm xưa anh nghèn nghẹn cám ơn:

- Dạ con là Năng năm xưa thầy cứu con.

- Vậy sao? Thì ra Năng là con của ông bà Huy Huê.                         

- Vâng Năng đó.

- Thật là nhiều duyên gộp thành. Năm xưa chưa có chùa này. Lúc đó tôi đi tọa thiền trong rừng và gặp nó. Thì ra chuyện như huyền bí quá. Thế nào rồi cũng vui vẻ hết rồi…

- Đây là vợ con ở Sài Gòn ra.

- Hãy vào lễ Phật hết đi.

Sau lễ Phật xong, Năng nói:                                                                     

- Con sẽ đầu tư cho chùa cất lớn hơn, và đúc thêm tượng hơn, con hứa. Để cho bá tánh đến cầu nguyện cho cuộc sống tâm linh, và tất cả vạn vật, thư thái an bình...

- Bác sĩ mà nói chuyện Phật pháp hay quá…

- Vì con ơn thầy, nên khi rảnh tùy duyên con hay đọc Phật pháp và thấy rất mầu nhiệm, lại chân lý… Khoa học vẫn không lý giải hết được thuộc về tâm linh.                                                                                                                    

- Con siêu nhân và vĩ đại.                                                                         

- Bình thường thôi vẫn nghĩ ra mà thầy.

- Thấy vậy không bình thường đâu, phải có kiến thức và quá trình nổ lực học mới thấy được.

- Con mong thầy lập một chùa ở Mỹ Chánh vì ba mẹ ruột con từ đó. Con muốn nghĩ lại tất cả những đấng sinh thành.

- Khó kiếm một người như con lắm, chí hiếu chí tình. Mong có được người vợ hiền chia sớt.

- Dạ con muốn chia sớt cùng anh ấy.

- Cô ấy lấy con không phải vì sự nghiệp con mà là cuộc đời con đó.

- Mừng cho con quá. Đầy đức hạnh.

Sau đó họ chia tay. Rời chùa lòng hai bên còn bịn rịn, nhưng cuộc gặp gỡ nào lại không tạm chia tay.

Để cho Năng trao đổi và nói chuyện với tăng thầy Tuệ Thanh chứ Huy Huê chỉ nghe đâu cần nói. Với lại với Tăng Tuệ Thanh mỗi tháng họ đều gặp một lần, đến đây và cúng bái. Và sau đó cả đoàn đã chia tay chùa, chia tay Tăng Tuệ Thanh trong lòng Năng lưu luyến thành kính và biết ơn. Và thẩy tăng Tuệ Thanh vẫn có những cảm giác bồn chồn như thế dù lòng rất tĩnh.

Về lại gia đình Huy Huê, Năng nói:

- Con quyết định cho ba má về thành phố con mua nhà cho ở. Con sớm hôm chăm sóc, gần gũi hơn.

 - Thương ba mẹ mỗi năm về thăm là ba mẹ vui rồi. Ba mẹ sống trong làng đã quen không thể đi đâu con à.  Bờ tre, gốc mía, con sông ba má già lại nhớ khó đi lắm.

Huệ nói thêm:

- Con hiếu tử lắm, từ nay ba Huy sẽ vui mà ăn cơm ngủ ngon lại, phục hồi sức khỏe. Con cứ về thành phố cùng vợ làm việc. Ba má ở đây đi chùa cầu nguyện cho tụi con. Ừ để má nấu gì ăn đi nhé Năng?

- Cực má lắm. Mình đi nhà hàng hết đi. Giờ ở đâu cũng có nhà hàng hết rồi, đông má lụi cụi con không thích đâu.

- Anh Năng nói đúng đó con đề nghị ba má. Linh nói thêm.

- Vậy thì chần chừ gì nữa ta đi thôi.

 Năng ra hiệu bằng cái nhìn. Người tài xế đã ra lái xe tận nhà để rước họ.

- Mời lên xe nhé.

Sau lời tài xế mời, Năng nói thêm:                                                          

- Anh cứ cho chúng tôi thoải mái tôi bao tiền thời gian, chứ không tính cây số đâu. Anh đừng lo và vào thị trấn đến nhà hàng Vĩnh Lợi, một nhà hang nổi tiếng ở đây nhé, chắc anh làm nghề Taxi và biết.

- Vâng tôi biết.

- Tôi cũng mới đọc báo tìm hiểu sơ qua thị trấn, hôm nay chứ tôi chưa bao giờ đến, khi xa mười lăm năm rồi.

- Nhà hàng này khá lắm, chất lượng lắm.

Huy và Huệ ngồi trên xe mà cứ tưởng như mơ. Thì ra họ cũng được phước phần quá.

Xóm làng đang xì xầm về Năng, với tiếng còi tàu năm xưa họ bàn tán khi xe chạy qua mặt và họ đã biết. Quần chúng họ rất là tài giỏi, và luôn là nhũng thám tử tài ba, lòng luôn muốn khá phá thông tin.

Taxi đã chở họ tiến về khách sạn Vĩnh Lợi. Họ thưởng thức một ngày như vui trọng đại. Năng nói chuyện thêm với ba má:

- Mỗi năm Năng đều về thăm, và đem nhiều thuốc men làm từ thiện, gởi vào chùa để cho người nghèo khó. Trường trại năm xưa anh học cũng được trang bị thêm nhiều máy móc, anh bỏ tiền ra mua để cung cấp thiết bị dụng cụ cho nhà trường. Cho các em đi sâu vào thực tiễn ứng dụng. Anh còn vận động nhiều bác sĩ giàu có giúp cho quê hương anh. Của tiếng nói chung “Lá lành đùm lá rách” hiện giờ. Mục đích con theo đuổi sẽ là như thế.

Linh ngồi và nói:

 - Em sẽ kết hợp có một kế hoạch có một khu giải trí dưỡng sinh bậc nhất của huyện. Em sẽ vận động gọi và nhiều nơi giúp đỡ đóng góp. Em có dì bên Pháp thích đóng góp cho từ thiện. Nhưng có lẽ ba má, anh và em chính.

- Em Linh của anh. Năng chậm lại rồi tiếp tục nói thêm:

- Linh một viên ngọc trong đời, anh luôn nâng niu và biết quý giá bậc nhất. Vì Linh hiểu mọi ước vọng của anh. Luôn tham gia ủng hộ và chia sẻ cùng anh. Anh thật sự cảm động. Ông trời đã bù cho anh, và anh thật may mắn có em…

- Má chúc mừng hai con.

Ngay cả tìm lại cha mẹ ruột cuả Năng, Linh cũng đề nghị tìm kiếm và xây mồ cao, mả đẹp, sau đó. Vậy thử hỏi Linh không phải là viên ngọc trong đời anh thì còn ngôn từ nào để chỉ cho em xứng đáng hơn!

Năng nghĩ thế!            

TTHT viết 2012

 

 

 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.