Thanh yến : chim thanh yến có màu lông xanh và sọc xám đen , là loại chim mới được du nhập từ Trung Quốc và Việt Nam trong vòng hơn hai muoi năm trở lại đây . Thanh yến có thân mình nhỏ , nhưng giọng hót lại rất lớn , cao và dài hơi , nhất là thường đổi giọng luôn , mà các loại yến khác khó bì được với nó. Trước đây ta cũng có loại thanh yến , nhưng thực ra loại này là giống lại tạo từ con thạch yến và hoàng yến mà ra . Loại chim yến lai tạo này thân thường có màu chì , giọng không có gì đặc biệt.
Thạch yến ( ardoise ) toàn thân phủ lớp lông vàng xám của đá , giọng hót lớn và trầm so với các loại yến khác . Hình dáng thạch yến khá đẹp , nhưng hiện nay rất hiếm .
Agate : Thường được nhiều người chọn nuoi vì chúng có giọng hót hay , không thua gì mấy so với Thanh Yến . Mình yến có sọc gần giống như chim sẻ , màu lợt như mã não ( Agate có nghĩa là mã não , loại ngọc thach màu đỏ có vân đẹp) . Hiện nay thì có hai loại yến Agate
Loại agate thường : màu đỏ lợt của mã não .
Agate Rouge : màu đỏ tươi, sậm trông rất đẹp mắt .
C. - Lồng nuôi chim yến
Lồng nuôi chim yến hót là lồng đơn vì mỗi ngăn nhốt riêng một cặp . Thường thì lồng làm bằng kẽm có kích thước lý tường là 60x50cm (dài x cao ) và sâu 45 đến 50 cm . Nếu là chim đẻ , thì trong lồng nhớ đặt thêm cái ổ đẻ , có cầu cho chim yến đậu , có cóng đựng thức ăn hột , cóng đựng biscotte ( tdcc sẻ hướng dẫn ở bài sau ) , cóng đựng nước , dĩa nhỏ đựng trứng luộc , cóng nhỏ đựng khoáng , và một cái móc nhỏ để treo cải xà lách .
D. Cách săn sóc cho chim yến hót .
Nếu nuôi chim yến tơ thì mỗi ngày ta lo vệ sinh lồng rồi cho ăn uống đầy đủ , tắm thường xuyên một tuần chừng vài ba lần . Con nuôi chim yến đẻ thì ngoài việc cho ăn uống chu đáo ra , ta còn phải năng kiểm soát ổ của chúng . Ví dụ : mỗi ngày yến đẻ xong thì lấy trứng ra cất , thế trứng mồi vào ( là một cái trứng giả làm bằng nhựa )
Trong thời gian chim yến mẹ nuôi con , ta phải thường xuyên quan sát ở chim con . Có thể chim con bị rớt ra khỏi ổ , hoặc con bị đè chết ta cần biết để lo xử lý cho kip thời.
E. - Cách chăm sóc yến hót con :
Yến con nở ra rất yếu . Nếu trước khi ấp , trứng được bỏ vào ổ cho chim mẹ ấp một lần thì việc nở con trong ở cách nhau từ con đầu đến con cuối không đáng kể, Mỗi ngày , ta vẫn cho ăn :
- Trứng gà luộc ( đừng cho ăn trứng vịt , không bổ bằng trứng gà)
- Hạt ( tăng lên vài muỗng , vì để chim mẹ đút mồi cho con )
- Biscotte ( tăng dần khẩu phần lên )
- Ruột bánh mì nhúng nước
- Rau xà lách . Nếu không có rau xà lách , thì dùng mướp khía thay vào . Đừng cho ăn dưa leo , chim con sẻ tiêu chảy .
Chim yến con được 26 ngày tuổi thì tách ra nuôi riêng , vì chim đã tự lực ăn uống một mình được .
Xin lưu ý : chim yến hót cha mẹ nuôi con độ 18 đến 20 ngày là đẻ lại lứa sau . Vậy , chim con được vài tuần là ta nên đặt thêm vào lồng một cái ổ mới để chim yến hót cha mẹ có chổ đẻ lứa sau . Nếu không có ổ mới mà đến ngày đẻ , chim mẹ sẻ hất chim con ra khỏi ổ , làm hư lứa con , nếu ta không xử lý khéo léo và kịp thời.
Cũng xin nói rõ hơn , chim yến hót mẹ chỉ ấp đúng 13 ngày là trứng nỏ . Chim mẹ nuôi con 26 ngày . Trong trường hợp đang nuôi con mà chim có hiện tượng thay lông , thì ta tạm cho chim ngưng để (nghĩa là không bỏ ở mới vào lồng ). Nếu ép chim đẻ thì lứa con đó không ra gì , chim mẹ có thể bỏ ổ dở dang. Thời gian chim hót thay lông có thể kéo dài từ 02 đến 03 tháng .
Như vậy , một cặp chim yến hót trung bình một năm chỉ nên cho đẻ chừng bốn lứa mà thôi . Nếu ta ép chúng đẻ 6-7 lứa thì chim cha mẹ mau tàn. Một cặp chim yến hót , nếu nuôi đúng phương pháp có thể đẻ đến bảy tắm năm mới gọi là già.
F. - Thuốc men cho chim yến hót :
Chim nuôi trong lồng mà không cho ăn uống bổ dưỡng thì chim suy yếu và dể sinh bênh. Một khi chim đã bị bện thì yếu sức , trống không hót , đạp không cồ , chim mái không đẻ , chim con chậm lớn . Nếu để tình trạng này kéo dài thì chim sẻ suy dần dần rồi chết.
Vì vậy , ngoài việc cho chim ăn , no đủ , với mọi thức ăn hợp khẩu vị , người ta con lo bồi bổ cho chim bằng các loại thuốc bổ . Ở việt nam , thuốc bổ dành cho chim yến hót hầu như không thấy . Các cụ xưa cho chim quí uống nước cam thảo , chim trỉn đít thì dùng bột cỏ cú trộn vào thức ăn cho chim , chim biếng ăn thì bắt gián đất cắt nhỏ cho ăn cũng khỏi bệnh.
Trong khi đó ở ngoại quốc , người ta đã bào chế được nhiều loại thuốc để bồi bổ cho chim , như các loại : Skin Plumage Foodsupplement , Gimborn Rich Health Glo Avi Vite....
.G. - Cách coi trống mái cho chim yến hót
Biết được giới tính của chim yến hót là chuyện vô cùng khó , vì hầu như chưa ai có thể đưa ra được những tiêu chuẩn nào rõ rệt để biết cách đích xác được. Có nhiều chim yến hót mái vẫn hót như chim trống khiến người ta dễ lầm lẫn . Tuy nhiên , nếu ta chịu khó quan sát , thật kỹ thì có thể phân biệt được ngay từ tháng tuổi thứ hai của chúng : tiếng chim mái hót ngắn hơn và ít thường xuyên hơn
Thường thì người ta có hai cách sau đây để phân biệt trống mái :
- Lúc chim con còn nằm trong ổ , ta đặt bàn tay nhè nhẹ lên trên , hễ thấy con nào chúi đầu xuống đấy ổ thì đó là con trống . Ngược lại , con chim nào ngóc đầu lên thì đó là chim mái . Tuy nhiên , cách này vẫn không dám bảo đảm đúng một trăm phần trăm.
- Đối với chim vài ba tháng tuổi thì ta quan sát đến vóc dáng của chúng . Con nào có đòn dài , chân cao là chim trống . Con nào ngắn đòn , mình bầu bĩnh là chim mái.
Yến hót tuy hót hay , nhưng việc chăm sóc rât nhiêu khê , người tí thì giờ rảnh rôi khó lồng mà quán xuyến công việc nuôi nấng chu tất được . Đã thế lại còn tốn kém vì giá chim cao , và thức ăn đắt tiền . Do đó , số người nuôi chim yến hót không đông bằng số người nuôi các loại chim hót khác .
Nguồn:internet
********************************************
Cách nuôi chim Yến đẻ và Yến hót
https://www.youtube.com/watch?v=Star8Tl3mAg
10 kinh nghiệm khi mua yến hót
Khi phong trào chơi yến đang lên mà rất nhiều người đi mua khi chưa trang bị đủ kiến thức nên chúng tôi có một số kinh nghiệm khi chọn mua yến hót muốn chia sẽ cùng mọi người.
1. Xem màu sắc
Đối với màu sắc của yến thì mỗi người có một sở thích, do đó nên chọn theo màu sắc mà mình thích. Thích thuần màu hay thích chim vân là tùy vào sở thích của mỗi người. Nhưng không nên chọn chim lem (Chim vân thì không bàn). Phải chú ý chim thuần màu thì phần lông cứng (cánh, đuôi) không nên mua chim có sợi màu trắng (đối với hoàng, thanh, agat, isabel...), có thể xem phần lông mặt dưới đuôi phía hậu môn để biết độ thuần của màu lông. Ngoài ra, tỷ lệ chim con lem của những con bạch, hoàng, hồng thuần màu nhưng chân + mỏ bị đen khá cao thế nên phải xem xét trước khi mua. Một số người chấp nhận mua những con chim đẹp giá cao nhưng mua về 1 thời gian thì thấy lông cánh hoặc đuôi mọc ra sợi lông trắng, mất giá trị thẩm mỹ, đấy là do người bán đã nhổ sợi lông trắng đi trước khi bán. Do đó khi mua phải hỏi rõ có tật lỗi gì về lông lá không.
2. Quan sát cử động
Chim yến khỏe là con chim khi ở trong lồng thường nhảy nhót, cử động linh hoạt, thần thái tự nhiên, không ủ rũ.
3. Quan sát tổng thể
Ngoại hình phải gọn gàng, dáng đứng thẳng, bám cầu chắc chắn. Thông thường chim đực có bề ngoài to, dài hơn chim mái. Quan sát xem hai chân có tật lỗi gì không.
4. Quan sát tuổi chim
Hạn chế mua chim già. Chim già chim non cách phân biệt đầu tiên là xem da chân, da chân sần sùi, không có độ bóng là chim già, độ sần sùi càng cao thì tuổi đời của con chim càng cao. Da chân chim mịn màng, hồng hào, bóng là chim non. Nên mua chim từ 1-2 năm tuổi là được.
5. Quan sát lông vũ
Lông ôm sát người đồng thời có độ bóng là chim khỏe mạnh. Con chim nào lông xù xù không bó thường là chim già hoặc chim bệnh. Một số con chim bị gãy lông có thể bắt về nhổ đi, khoảng 1 tháng sau sẽ mọc lại đầy đủ.
6. Quan sát mắt
Đối với chim khỏe mạnh thì hai mắt luôn mở to, nhìn vào thấy linh hoạt có thần, nhìn thấy tay người để sát lồng liền bay đi chỗ khác. Nếu phản ứng chậm hoặc không nhìn thấy thường là do bị cận thị hoặc mắt bị đục.
7. Nghe hót
Khi chọn mua chim đực, nên nhẫn nại ngồi quan sát một lúc nghe xem giọng hót của nó ra sao. Hơi có dài không? Hót được mấy giọng? ...
8. Kiểm tra dinh dưỡng
Khi cầm chim trên tay có cảm giác chắc tay, có độ nặng, vùng vẫy có lực tức là chim khỏe mạnh. Dùng miệng thổi phần ngực để quan sát, nếu da căng, màu đỏ hoặc xen lẫn những vạch mỡ vàng tức là chim được nuôi tốt, đầy đủ dinh dưỡng. Ngược lại nếu da nhăn nheo không căng, thường là chim nuôi kém. Nếu bụng chỉ có một màu vàng thì do con chim quá béo, tích mỡ lại. Cả hai loại này đều không nên mua.
9. Cẩn thận trước khi về.
Khi đã chọn được con chim mình ưng ý, khi ra về không được trả lại hay đổi, đây có thể coi là luật bất thành văn của người bán chim do đó nhất mình phải chú ý khi chọn chim.
10. Tự mình cầm
Chim yến cũng có điểm yếu nhất định do đó người không nuôi sẽ không hiểu, không thể chăm sóc, nhờ người khác cầm hộ thường là một phần gây ra bệnh tật hoặc cái chết của chim. Vì vậy để hạn chế tổn thất, hiểu nhầm hoặc không vui thì nên tự mình cầm.
Theo aquabir