Oct 30, 2024

Thơ xướng họa

Vịnh Bức Dư Đồ Rách - Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu
Lạc Thủy Ðỗ Quý Bái * đăng lúc 11:14:22 AM, May 22, 2015 * Số lần xem: 2383

Trước hiểm họa đất nước bị xâm lăng, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu có bài thơ Vịnh Bức Dư Đồ Rách.
Bài thơ in lần đầu năm 1921, trong tập thơ Còn Chơi.  Đến năm 1925 được tuyển
chọn in trong tập Thơ Tản Đà:                  Ngày nay LTĐQB xin cố hoạ thử

                                      VỊNH BỨC DƯ ĐỒ RÁCH

Nọ bức dư đồ thử đứng coi                        Đó  Mảnh Dư Đồ chống mắt coi                      
Sông sông núi núi khéo bia cười                Còn chi hãnh diện mà vui cười  ?              
Biết bao lúc mới công vờn vẽ                     Non sông chẳng kém nùi sơ mướp !
Sao đến bây giờ rách tả tơi                        thành thị nào hơn tấm áo tơi  !
Ấy trước ông cha mua để lại                      Ngày trước tiền nhân coi việc trọng .
Mà sau con cháu lấy làm chơi (3)              Bây giờ hậu duệ tưởng đồ  chơi .
Thôi thôi có trách chi đàn trẻ                     Tranh nhau vá víu càng thêm nát
Thôi để rời ta sẽ liệu bồi                             Thôi để chúng ta cố sức bồi  


Các nhà văn, nhà thơ đương thời cảm tác cùng tác giả, lên tiếng hưởng ứng, ủng hộ tư tưởng của Tản Đà bằng cách có nhiều bài họa lại…
Tản Đà đồng cảm liền viết bài họa lại thứ 2 - Vịnh Bức Dư Đồ Rách - 2, đăng trên ĐPTB (Đông Phương Thời báo), số 635, năm 1927:


Thôi để rồi ta sẽ liệu bồi                             Thôi để chúng ta cố sức bồi
Ta bồi cho chúng chị em coi                        Bồi cho lành lặn thế gian coi
Giận cho con cháu đà hư thế                      Thù nhà lũ trẻ quên lo liệu
Nghĩ đến ông cha dám bỏ hoài.                  Nợ nước phe già phải đoái hoài
Còn núi còn sông: Nhìn vẫn rõ                   Thương nữ luôn ham nghề hát hổng
Có hồ có giấy dễ mà chơi.                           Hoại nam lại thích thú ăn chơi
Bởi chưng hồ giấy ta chưa có                      Biên cương xót kẻ ngày đêm gác
Đành chịu ngồi trông rách tả tơi.                Cũng vẫn khó mà khỏi rã tơi  

Như được chắp thêm cánh, đồng hành bay bổng cùng Tản Đà, các nhà nho, nhà văn có tâm huyết, yêu đất nưóc, dân tộc cùng tham gia họa lại Bức Dư Đồ Rách… Tản Đà viết tiếp bài thứ 3 - Vịnh Bức Dư Đồ Rách - 3, đăng trên Đông Phương Thời Báo số 636, năm 1927:

Đành chịu ngồi trông rách tả tơi                   Cũng vẫn khó mà khỏi rã tơi
Buồn chăng? Hỡi các chị em ơi!                    Đau chăng ? Bằng hữu xóm giềng ơi !

Nghĩ cho lúc trước thương người vẽ               Ngùi thương kẻ trước toan gầy dựng
Ngó lại xung quanh hiếm kẻ bồi                     Chạnh nhớ người xưa muốn đắp bồi
Hồ giấy bây giờ mua kiếm khó                       Giấy tốt keo bền đang đợi bạn

Non sông ai hỡi đợi chờ ai?                            Nghệ cao tài giỏi biết chờ ai  ?
Còn núi còn sông còn ta đó                             Non sồng còn đó càng nên cố

Có lúc ta bồi chúng bạn coi.                           Cố gắng vun bồi quý vị coi
.


Cuối cùng Tản Đà tổng kết cuộc họa thơ do ông khởi xướng bằng bài Vịnh Bức Dư Đồ Rách - 4, cũng đăng trên Đông Phương Thời Báo số 643, cùng năm 1927:

Có lúc ta bồi chúng bạn coi                            Cố gắng vun bồi quý vị coi
Chị em nay hãy tạm tin lời                              Anh em xin hãy thứ nghe lời
Dẫu cho tài có cao là thánh                            Miễn là có bạn mơ qua biển

Chưa dễ tay không vá nổi trời                         Thì vẫn còn bồ mộng vá trời
Hồ giấy muốn mua, tiền chẳng sẵn                  Già cả móng nền đừng để lở                  
Non sông đứng ngắm lệ nhường rơi                 Trẻ trung kèo cột chớ buông rơi
Việc nhà chung cả ai ai đó                                Nhà Nam tổ ấm cùng chung cất

Ai có cùng ta sẽ liệu bồi?                                  Nhất định chúng ta có thể bồi

 

Tản Đà Nguyễn khắc Hiếu                                 Lạc Thuỷ  Đỗ Quý Bái

                   

 
             Vịnh Bức Dư Đồ Rách - Trang Thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1888-1939) -

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.