Dec 26, 2024

Hình ảnh & Âm nhạc

Khi chở pho tượng về, qua cửa khẩu, hải quan thắc mắc sao 5 người lại chỉ có 4 hộ chiếu. Nhưng khi mở cửa xe thấy bức tượng, họ cứ thế vái lạy. >> Thực hư lời đồn pho tượng ‘mọc tóc’ ở chùa Quán Sứ >> Pho tượng giống thật đến giật mình Thượng tọa Thích Thanh Tuấn (chùa Quán Sứ) cho biết, pho tượng được hình thành xuất phát từ lòng yêu quý của ông và những đệ tử với cố Hòa thượng Thích Thanh Tứ. Thượng tọa Thích Thanh Tuấn đã mất 12 lần sang Thái Lan, góp công sức để tác phẩm này được hoàn tất như ý. Thượng tọa kể: “Tôi đã phải đến mấy cơ sở làm tượng ở Thái Lan để đặt làm tượng về ngài. Sau khi đưa ảnh, cơ sở đầu tiên đắp cốt đất không đạt, tôi lại phải tìm đến một cơ sở khác để đặt làm. Tuy nhiên, cơ sở thứ 2 cũng vậy, phải đến cơ sở thứ 3 họ mới thực hiện được. Pho tượng được phục dựng theo tỷ lệ 1/1 so với Hòa thượng Thích Thanh Tứ. Ban đầu, họ phải đắp cốt đất, sau đó mới phủ một lớp nhựa bóng lên trên rồi cuối cùng mới đắp bằng sáp hóa học và bỏ cốt đất đi. Sau khi hoàn thiện, phải chỉnh sửa mất khá nhiều lần. Pho tượng được vận chuyển bằng ô tô qua Lào rồi về Việt Nam”. Bức tượng khi chưa hoàn thiện. Theo Thượng tọa Thích Thanh Tuấn, tóc của pho tượng này chính là tóc thật của cố Hòa thượng. Trước đây, chính Thượng tọa Thích Thanh Tuấn thường xuyên cắt tóc cho Hòa thượng Thích Thanh Tứ. Sau mỗi lần cắt tóc như thế, Thượng tọa thường gom lại phần tóc vụn của thầy để cất đi. Thượng tọa đã mang một phần tóc này sang Thái Lan để những nghệ nhân làm tượng trồng từng sợi lên pho tượng nói trên. Do được làm tương đương với chiều cao thật của cố Hòa thượng Thích Thanh Tứ nên pho tượng rất giống người thật. Nhiều đệ tử khi đến chùa Quán Sứ đều có cảm giác pho tượng chính là Hòa thượng Thích Thanh Tứ đang ngồi thiền. Thượng tọa Thích Thanh Tuấn kể: “Khi ô tô chở pho tượng từ Lào về Việt Nam qua cửa khẩu Cầu Treo, các đồng chí hải quan nhìn qua kính xe liền hỏi: “Sao xe có 5 người mà lại chỉ có 4 hộ chiếu?”. Khi đoàn chúng tôi mở cửa xe ra và cho biết đó là pho tượng của ngài, các đồng chí ấy cứ thế vái lạy...”. Pho tượng Hòa thượng Thích Thanh Tứ là pho tượng thứ 2 giống như người thật được đặt tại chùa Quán Sứ. Pho tượng đầu tiên là tượng sư thầy Thích Bình Lương, một vị sư người Việt từng tu hành trên đất Thái Lan, có nhiều công lao với cách mạng Việt Nam. Pho tượng nhà sư Thích Bình Lương có kích cỡ nhỏ, chỉ cao chừng hơn 40cm. Rất khó phân biệt được bức tượng Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, pho tượng nói trên được đưa về chùa Quán Sứ từ cuối tháng 11/2012. Việc đặt pho tượng tại chùa Quán Sứ vì trước đây cố Hòa thượng Thích Thanh Tứ từng tu hành tại chùa này. Tuy nhiên, việc đặt tượng chỉ diễn ra một thời gian ngắn để nhân dân chiêm bái. Đến ngày 2/11 âm lịch tới đây, nhân dịp giỗ đầu của Hòa thượng, pho tượng sẽ được chuyển về chùa Nho Lâm (huyện Kim Động, Hưng Yên) - quê hương của Hòa thượng Thích Thanh Tứ. Xem thêm những góc hình đẹp về bức tượng cố Hòa thượng Thích Thanh Tứ Hòa thượng Thích Thanh Tứ, thế danh Trần Văn Long, sinh năm 1927 tại thôn Miêu Nha, xã Song Mai, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 12 tuổi, ngài chính thức được thụ giới. Hòa thượng Thích Thanh Tứ từng kinh qua nhiều chức vụ quan trọng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và có nhiều đóng góp trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Hòa thượng viên tịch ngày 26/11/2011. Theo GĐXH  
Hoa Fuji ở Nhật Bản       Những chùm hoa đủ sắc màu long lanh dưới nắng, trải dải trên diện tích hàng trăm mét vuông, cảnh tượng này không khỏi khiến bất kỳ du khách nào tới công viên hoa Ashikaga ở thành phố Ashikaga, tỉnh Tochigi, Nhật Bản phải ngỡ ngàng.         Loài hoa đẹp đến mơ màng đó có tên gọi là Fuji hay còn gọi là hoa Tử đằng. Người dân Nhật Bản vốn coi đây là loài hoa tình yêu, tương tự như hoa hồng ở các nước phương Tây. Mùa hoa Fuji nở rộ vào khoảng giữa tháng 4 cho tới giữa tháng 5 hằng năm.                 Những giàn hoa Fuji tím ngắt cả một góc công viên. Đó chính là những nhánh cây của các cây hoa Fuji trên 100 năm tuổi. Vì tán của nó quá rộng, nên các cành được đỡ trên những giàn nhân tạo, để khi trổ hoa, những trùm hoa sẽ rủ xuống phía dưới, tạo thành những cơn mưa hoa tím đẹp lung linh.       Ba cây hoa Fuji đại thụ nhất trong công viên Ashikaga trải tán rộng hơn 1.000 mét vuông.     Được biết, tại công viên Ashikaga có tới hơn 1.500 cây hoa Fuji có tuổi thọ trên 100 năm, như vậy các bạn tưởng tự xem khi mùa hoa nở rộ, công viên này sẽ thế nào nhỉ?         Được pose ảnh ở đây là nhất rồi đấy.     Mỗi ngày, công viên Ashikaga tiếp đón hàng nghìn du khách tới thăm quan, đặc biệt vào mùa hoa Fuji.  
Mượn thơ Thôi Hiệu giãi bày tâm can... Hoàng Hạc Lâu, bài thơ đã làm nên danh tiếng cho thi nhân đời Đường Thôi Hiệu nay lại một lần nữa mang lại cảm hứng trong Thần Võ. Đứng trước phong cảnh thanh cao thoát tục của Thần Võ, chợt một bóng Hạc mảnh mai lướt qua không khỏi khiến tâm hồn đa cảm của bằng hữu Hoàng Hạc xao động mà ngẫm lại thơ xưa:   Hoàng Hạc Lâu   Click this bar to view the full image.   Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?   Click this bar to view the full image.   Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ   Click this bar to view the full image.   Hạc vàng đi mất từ xưa   Click this bar to view the full image.   Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay   Click this bar to view the full image.   Hán Dương sông tạnh cây bày   Click this bar to view the full image.   Bãi xa Anh Vũ xanh dầy cỏ non   Click this bar to view the full image.   Quê hương khuất bóng hoàng hôn   Click this bar to view the full image.   Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai  
Các thương gia Đài loan ở Quảng đông gần đây loan truyền một trào lưu bồi bổ rợn tóc gáy - Canh thai nhi. Chỉ cần 3-4000 nhân dân tệ là có thể thưởng thức món canh cực bổ làm từ thai nhi 6-7 tháng tuổi, được các thương gia Đài loan ví như "tráng dương thượng phẩm". Đài thương họ Vương - chủ một nhà máy ở Dong Wan - tự nhận là thường khách của canh thai nhi, cho biết: "Thai nhi độ mấy tháng tuổi, cộng thêm... (một số vị thuốc Đông y không dịch được), hầm trong 8 tiếng rất có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết.". Ôm một gái bao 19 tuổi người Hồ Nam, ông Vương dương dương tự đắc nói: "Với độ tuổi 62 như tôi, mỗi tối đều có thể làm một lần (make love), chính là nhờ tác dụng của nó". Thấy vẻ mặt ký giả đầy hoài nghi, ông ta bèn tự nguyện dẫn ký giả đi "mở mang kiến thức". Trạm đầu tiên, ông ta dẫn ký giả đến thành phố Fo Shan (Phật Sơn) tỉnh Quảng đông, tìm đến nhà hàng ăn canh thai nhi, không may ông chủ Lý nói: "Xương sườn (ám ngữ chỉ thai nhi) không dễ kiếm, hiện tại không có hàng. Loại này không thể để đông lạnh, phải ăn tươi mới tốt". Ông chủ Lý cho chúng tôi biết, nếu thực sự muốn ăn, "có một đôi vợ chồng ngoại tỉnh đến làm thuê, hiện đang có bầu 8 tháng, vì đã có 2 con gái nên nếu lần này lại là con gái thì có thể ăn được". Ký giả vẫn bán tín bán nghi, điều tra phỏng vấn mất mấy tuần mà vẫn chỉ đựơc nghe mà chả được nhìn tận mắt, đã tưởng phải bỏ cuộc, nào ngờ mấy ngày sau ông Vương gọi điện báo: "Tìm được hàng rồi, tiết trời đang chuyển lạnh, có mấy người bạn đang muốn đi bồi bổ". Ông ta dẫn ký giả đến Đài Sơn, tìm đến nhà hàng, ông chủ họ Cao dẫn cả đoàn chúng tôi xuống bếp "khai nhãn giới". Nhìn cái xác thai nhi chỉ nhỏ bằng con mèo con nằm trên cái thớt, ông Cao hơi ngượng ngùng nói : "5 tháng tuổi, hơi nhỏ một chút". Ông Cao nói rằng cái xác thai nhi nữ này do một người bạn kiếm được dưới nông thôn, ông ta không muốn tiết lộ giá mua vào, chỉ nói rằng giá cả phụ thuộc vào tháng tuổi và sống hay chết. Ông Vương cũng nói thêm, ăn một bữa hết 3500 tệ, các chi tiết khác ông không quan tâm. Ký giả nghe mọi người nói, thai nhi chết do lưu sản hoặc phá thai được bán cho người môi giới khoảng vài trăm tệ, nếu là thai nhi sống đẻ thiếu tháng thì giá khoảng 2000 tệ, coi như mua làm con nuôi. Khi thai nhi được giao cho nhà hàng thì đều đã chết, còn chuyện trước đó là thai sống hay thai chết thì không quan trọng. Bữa canh bổ này ký giả không có gan nếm thử, sau khi tham quan nhà bếp xong rất lâu không ăn đựơc gì, bèn giả vờ ốm cáo lui. Các món ăn đều làm từ thai nhi nữ. Đây phải chăng là tác hại của chính sách một con, hay là do tập tục thích bồi bổ của người Trung Quốc?.
Hòn đá biết cười ư? Nghe có vẻ khó tin nhỉ? Nhưng với bàn tay tài hoa của nghệ sĩ điêu khắc Hirotoshi Ito, 51 tuổi, người Nhật Bản thì điều gì cũng có thể xảy ra. Ông đã tạo ra những tác phẩm vô cùng độc đáo bằng đá.     Những tác phẩm bằng đá của ông Hirotoshi Ito   Ông đã nhặt những hòn đá ở dưới lòng sông gần nơi ông sống và biến hóa chúng trở nên có hồn với chiếc miệng cười "toe toét". Ngoài đá ra ông còn sáng tạo rất nhiều tác phẩm thú vị khác như những chiếc ví, áo...   Những hòn đá cười toe toét nè.   Ông nói rằng những hòn đá đều cứng và ông muốn biến chúng trở nên mềm mại và ấm áp với nụ cười. Ông chia sẻ rằng ông sẽ rất vui nếu tác phẩm của ông giúp cho mọi người cười và vui vẻ.   Hirotoshi Ito tốt nghiệp đại học về nghệ thuật. Ông vẫn tiếp tục nối nghiệp cha làm về xây dựng, tuy nhiên ông vẫn dành thời gian cho đam mê của mình. Chúng mình cùng chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc tuyệt vời bằng đá của ông Hirotoshi Ito nhé. Cười lên nào! theo VCTV
         Lần đầu tiên được khám phá vào tháng 4/2009 và được cho công bố vào tháng 7 cùng năm, hang Sơn Đoòng (Quảng Bình) đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều hãng thông tấn lớn trên thế giới và đã được tạp chí National Geographic đăng tải một số bài viết ngợi ca rằng đây là hang động lớn nhất và kỳ ảo nhất thế giới.    Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh phối hợp với các nhà khoa học của Việt Nam đã đo hang Sơn Đoòng bằng sự trợ giúp của các máy móc công nghệ cao sử dụng tia laser, những thiết bị giúp họ có thể biết được kích cỡ chi tiết của từng góc "chết" trong hang - một chuyên gia về Hang động học cho biết. Kết quả cho thấy,  Sơn Đoòng còn lớn hơn cả hang động Deer ở đảo Borneo của Malaysia, vốn được coi là hang động lớn nhất thế giới. Hang Deer có độ lớn trung bình khoảng 91 m x 91 m, dài khoảng 1,6 km. Trong khi đó hang  Sơn Đoòng ở vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có độ lớn trung bình vào khoảng 80 m x 80 m kéo dài khoảng 4,5 km. Nhưng các nhà khoa học nghi ngờ rằng hang Sơn Đoòng của Việt Nam có thể còn sâu hơn nữa do cuộc thám hiểm năm 2009 bị dừng lại ở đoạn sâu 4,5 km do nước lũ. Ngoài ra, ở một số đoạn hang Sơn Đoòng còn có độ lớn tới 140 m x 140 m, trong đó có các cột nhũ đá cao tới 14 m. Một bức ảnh lộng lẫy do nhiếp ảnh gia Carsten Peter chụp vào tháng 5/2010 mô tả đoạn hang có bề rộng khoảng 91,44m, vòm hang cao gần 243,84m - có thể chứa tòa nhà cao 40 tầng của thành phố New York (Mỹ). Trong hang, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy một dòng sông ngầm dài 2, 5 km và thậm chí là cả những cột nhũ đá cao tới 70 m. Được biết, miệng hang đá vôi Sơn Đoòng được một người nông dân tìm thấy vài năm trước, nhưng cho tới tháng 4/2009 nó mới được khám phá. Hang nằm sâu trong cánh rừng già trong một địa hình khá hiểm trở, cách xa đường và không thể phát hiện thấy trên Google Earth. Các nhà thám hiểm của Anh cho rằng, trước đó hang có thể được một số người dân địa phương thám hiểm nhưng họ chỉ dừng lại ở độ sâu vài trăm mét vì sợ đi sâu vào bên trong. Trong hang có một số loài rết độc sinh sống và lũ khỉ thường chui qua một số cổng trời ở độ cao khoảng 300 m vào hang để tìm ốc ăn. Việc khám phá ra hang Sơn Đoòng đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà thám hiểm trên thế giới. Đoàn thám hiểm của Hoàng gia Anh dự kiến sẽ quay trở lại vào những năm sau đó để tiếp tục khám phá.                                                                  (Theo National Geographic)
 “Có cả rừng trong hang, đủ lớn để chứa được một tòa nhà chọc trời tại New York. Còn điểm kết của hang là bất tận.” - Đó là những dòng đánh giá về hang Sơn Đoòng, hang động tự nhiên lớn nhất thế giới trên tạp chí nổi tiếng National Geographic. Hang Sơn Đoòng nằm trong quần thể hang động Phong Nha-Kẻ Bàng. Nó là một phần của hệ thống ngầm nối với hơn 150 động khác ở Việt Nam và gần biến giới Lào. Ngày 22/4/2009, khi công bố về hang động lớn nhất thế giới này, Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh cho biết hang có chiều rộng 200m, cao hơn 150m, dài ít nhất 6,5km. Hang có thể còn dài hơn nữa, tuy nhiên do điều kiện kỹ thuật, các nhà thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đã không thể đi hết chiều dài của hang để kết luận hang dài bao nhiêu. Với kích thước này, hang Sơn Đoòng đã vượt qua hang Deer ở Vườn quốc gia Gunung Mulu của Malaysia (với chiều cao 100m, rộng 90m, dài 2 km) để chiếm vị trí hang động tự nhiên lớn nhất thế giới . Hang động này do Hồ Khanh, người dân địa phương tìm ra và hướng dẫn đoàn thám hiểm Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh tìm tới, và chính ông cũng đã đặt tên cho hang động này. Trong lần khám phá lại gần đây nhất, các nhà khoa học xác nhận: Sơn Đoòng dài ít nhất 8,5 km, cao 200m, có nơi có thể lên đến 250 m. “Trong vòm hang cao 200m, quang cảnh cực kỳ tráng lệ. Với những hình ảnh về vườn địa đàng trong lòng hang, bức tường thạch nhũ khổng lồ hay bộ sưu tập “ngọc trai” hàng vạn năm tuổi, người xem đã phải sửng sốt với sự kì vĩ đến khó tin của hang Sơn Đoòng.   Click this bar to view the small image. Cách duy nhất để vào hệ thống hang động là đu dây từ từ vách hang Loọng Con, cao khoảng 70m. Click this bar to view the small image. Dòng “thác” ánh sáng dội từ trên bề mặt xuống, để lộ những cột thạch nhũ dẹt và nhẵn thín, với nhiều hình thù lạ mắt trong lòng hang Loọng Con. Các nhà thám hiểm đã gọi đây là Vườn xương rồng. Hơi nước bốc lên làm không khí mát lạnh và tạo nên cả mây bên trong hang Loọng Con. Click this bar to view the small image. Một chiếc cột khổng lồ trong hang Kén, một trong 20 hang mới được phát hiện vào năm 2009 tại Việt Nam. Click this bar to view the small image. Mùa khô, từ tháng 11-4, là khoảng thời gian an toàn để khám phá hang Kén, với những ao nước nông. Nhưng vào mùa mưa, dòng sông ngầm dâng lên, nhấn chìm mọi lối đi. Click this bar to view the small image. Đoạn hang có bề rộng khoảng 92m, với vòm rộng gần 244m này trong Sơn Đoòng có thể chứa được cả một tòa nhà cao 40 tầng ở New York, Mỹ. Click this bar to view the small image. Một đoạn mái của hang Sơn Đoòng bị sập nhiều năm trước đã tạo điều kiện cho ánh sáng ùa vào, cây cối xum xuê phát triển, tạo nên một cánh rừng kỳ vĩ giữa lòng hang. Các nhà thám hiểm đặt tên cho nơi đây là Vườn địa đàng. Click this bar to view the small image. Sương mù quét qua Rừng quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, nơi đã “cất giấu” một trong những hệ thống hang động lớn nhất châu Á. Trong kháng chiến chống Mỹ, bộ đội ta từ miền bắc vào đã trú ẩn trong những hang này để tránh các cuộc không kích của Mỹ. Những hố bom ngày ấy giờ đây trở thành hồ cá. Click this bar to view the small image. Đoàn thám hiểm thâm nhập Hang Én dưới lòng đất, một hang được sông Rào Thương tạo ra. Vào mùa khô, sông thu hẹp thành những ao nhỏ, nhưng vào mùa mưa, nước có thể dâng cao hàng chục mét. Click this bar to view the small image. Khoảng không gian thu hẹp giữa hang Én. Các nhà thám hiểm đứng bên dưới mái hang đầy vỏ sò tích tụ sau nhiều năm ngập nước. Click this bar to view the small image. Những dải thạch nhũ gần cửa hang Én, được ví như thác nước hóa đá, có màu xanh của rêu và tảo. Click this bar to view the small image. Lối vào hang Sơn Đoòng: “Mặc dù đây là những hang động vô cùng lớn, nhưng chúng gần như vô hình cho đến khi bạn ở ngay trước chúng”, một nhà thám hiểm nhận xét. Các thợ săn đã phát hiện ra chúng khi thấy gió hắt lên từ những cửa hang dưới lòng đất. Click this bar to view the small image. Nơi nào có nắng gió chiếu vào là nơi đó có màu xanh của sự sống sinh sôi trong hang Sơn Đoòng, một thế giới hoàn toàn khác với sự trần trụi, tối đen như mực thường thấy ở hầu hết các hang động khác. Click this bar to view the small image. Qua hàng vạn năm, tinh thể canxi đã bao bọc những hạt cát nhỏ để tạo thành những “viên ngọc trai” quý hiếm. “Bộ sưu tập ngọc trai” vô giá này nằm gần Vườn địa đàng trong hang Sơn Đoòng. Click this bar to view the small image. Còn đây là những rẻ xương sườn - tác phẩm điêu khắc hoàn mỹ của thiên nhiên trong Sơn Đoòng. Giống như tòa lâu đài trên một khu đồi nhỏ, tác phẩm đá này rực sáng dưới bầu trời trong hang Sơn Đoòng. Click this bar to view the small image. Thách thức lớn nhất đối với đoàn thám hiểm là tìm cách vượt qua bức vách được mệnh danh là Vạn lý trường thành Việt Nam. Đây là một vách nhũ đá khổng lồ cao khoảng 70m nhô ra ở độ sâu hơn 6km dưới lòng hang Sơn Đoòng. Click this bar to view the small image. Một khi đã qua được bức tường, đoàn thám hiểm phát hiện ra đây là lối thứ hai vào hang. Thác nước trong hang Sơn Đoòng được phát hiện qua một “miệng hố tử thần”. Báo Dân Trí - Theo National Geographic, Wikipedia  
 Ở đâu đó, nằm trong lòng đất, nơi ánh sáng mặt trời ít rọi tới vẫn tồn tại những thế giới huyền bí, kỳ vĩ và đầy sức cuốn hút. Đó là thế giới của hệ thống sông và hồ ngầm trong lòng các hang động.     (Theo Báo Đất Việt // VTV6 Truyền hình Việt Nam )   Đến với thế giới này, con người sẽ có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp tráng lệ của những hồ nước trong vắt và tĩnh lặng, những dòng sông trải dài mà điểm cuối của nó vẫn còn bí ẩn, những cột nhũ đá mang nhiều hình hài kỳ lạ kích thích trí tưởng tượng vô biên của con người. Những kiệt tác thiên nhiên này là sản phẩm của quá trình kiến tạo địa chất có thể kéo dài tới nhiều triệu năm. Sau đây là một số hình ảnh kỳ thú về hồ và sông ngầm trong lòng các hang động được ghi lại bởi các nhiếp ảnh gia đến từ nhiều nơi trên thế giới. Hang Lu Di tại Quế Lâm, Trung Quốc được phát hiện từ thời nhà Đường gần 1.300 năm trước. Dải hang động Cheddar được phát hiện tại Cheddar Gorge, hẻm núi lớn nhất của nước Anh. Đây là nơi tìm thấy bộ xương người lâu đời nhất tại Anh năm 1903. Được gọi là Người đàn ông Cheddar, bộ xương này được ước tính khoảng 9.000 năm tuổi. Hồ ngầm ở khu bảo tồn Hamilton, Texas, Mỹ, đã lộ ra một cách tự nhiên sau khi mái vòm của một hang động ngầm bị sụp đổ. Ngày này khu vực này trở thành một hồ bơi nổi tiếng của nước Mỹ. Trần của hang động Luray, Virginia, Mỹ, được trang hoàng rực rỡ bởi sự phản chiếu ánh sáng của hồ nước dưới nền hang động. Truyền thuyết địa phương cho rằng, những người tiền sử đầu tiên từng sống trong hang động Wookey ở Somerset, Anh. Hồ nước ngầm trong hang Mellisani, trên đảo Kefalonia, Hy Lạp, đã được tìm thấy khi vòm hang sụp đổ sau một trận động đất năm 1953. Hang Lechuguilla tại Vườn quốc gia Carlsbad Caverns, bang New Mexico, Mỹ có độ dài 193 km trong lòng đất. Đây chưa phải là con số cuối cùng vì công việc khảo sát chưa hoàn thành. Tuy vậy, độ sâu 489m cũng khiến hang động này trở thành điểm sâu nhất trong lục địa Mỹ. Hồ nước ngầm gần Macan Che trên bán đảo Yucatan, Mexico, là một trong nhiều địa điểm thiêng liêng, được cho là qùa tặng từ thánh thần dành cho người Maya cổ. Dòng chảy của nước ngầm sau hàng trăm nghìn năm đã tích tụ thành những cột đá có hình dạng như một thác nước bị hóa đá. Hình ảnh ghi lại trong một hồ ngầm ở Mexico. Một thác nước nhỏ chảy từ trần hang xuống hồ nước ở hang động Banff, Canada.
ĐIỂU TÁNG     Hỏa táng nạn nhân động đất tại Trung Hoa Phụ luc cuối trang     Các nhà sư hỏa táng xác nạn nhân động đất     Khoảng 700 người thiệt mạng trong vụ động đất khủng khiếp ở tây bắc Trung Quốc hôm thứ Tư đã được hỏa táng tập thể bên ngoài thị trấn Gawa. Các nhà sư làm lễ tụng kinh cho những người này, rồi toàn bộ số xác được đặt vào một rãnh lớn và hỏa táng. Số người thiệt mạng tại tỉnh Thanh Hải đã tăng tới 1.144. Một người phát ngôn của đội cứu hộ cho hãng thông tấn Tân Hoa Xã biết, 417 người vẫn mất tích và 11.744 người bị thương. Người Tây Tạng có tục chôn người theo đó xác người chết được chặt thành nhiều mảnh và đặt trên một mặt phẳng lớn để kền kền đến rỉa. Hàng ngàn người mất nhà cửa Nhưng nhà chức trách đã quyết định cho hỏa táng xác các nạn nhân vì lo ngại bệnh tật có thể lan rộng nhanh chóng. Một người địa phương nói: “Kền kền không thể ăn hết chỗ xác đó được.” Các nhà sư địa phương dựng một giàn thiêu khổng lồ gần thị trấn Gawa. Sau trận động đất, rất nhiều người dân tại đây đã tìm đến các nhà sư để được giúp đỡ, chứ không tìm đến chính quyền trung ương. Hàng ngàn người mất nhà cửa, nhiều người phải ngủ ngoài trời lạnh giá. Theo phóng viên đài BBC, Quentin Sommerville, các hoạt động cứu hộ vẫn đang tiếp diễn, nhưng hy vọng tìm thấy người sống dưới đống đổ nát đang tắt dần.  Trận động đất lớn  cùng điều kiện thời tiết khắc nghiệt gây khó khăn cho hoạt động cứu trợ Nhiều người may mắn sống sót từ trận động đất đã sống bốn ngày qua trong điều kiện không chỗ trú ẩn và không thức ăn. Thị trấn Gawa nằm khá cao trên vùng núi của tỉnh Thanh Hải. Tại đây không khí khá loãng và nhiệt độ thường tụt xuống dưới không vào ban đêm. Trung Quốc đã cử 10.000 lính và bác sĩ tới giúp, nhưng quy mô của thảm họa quá lớn nên công tác cứu trợ vẫn gặp nhiều khó khăn. Nhà chức trách tại Bắc Kinh cam kết sẽ làm tất cả những gì có thể để giúp các nạn nhân động đất và sau đó sẽ xây dựng lại thị trấn này. Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã hứa sẽ có “nỗ lực cao nhất” để tái thiết vùng này. Hôm thứ Sáu, các máy  san ủi được đưa tới vùng Himalaya hẻo lánh bằng đường bộ từ cách đó hàng trăm kilomet. Thực phẩm, lều trại và thuốc men cũng đã được đưa tới nhưng nhân viên cứu nạn  cho rằng còn cần thêm rất nhiều. Nhân viên cứu nạn  tại Ngọc Thụ, thị trấn ở độ cao 4000 mét, cũng gặp nhiều khó khăn bởi trời lạnh giá và làm việc trên độ cao. Chín mươi bảy phần trăm dân số Ngọc Thụ là người thiểu số Tây Tạng và báo chí nhà nước cho hay 500 phiên dịch viên đã được cử tới để giúp nhân viên cứu trợ. Vụ động đất xảy ra sáng thứ Tư ở độ sâu 10 kilomet đã quật đổ các đường dây điện và điện thoại, gây lở đất, cản trở cứu trợ. Thủ tướng Ôn Gia Bảo tới thăm khu vực bị ảnh hưởng hôm thứ Năm và thứ Sáu. Ông nói người dân sẽ “vượt qua thảm họa này và tăng cường đoàn kết dân tộc để chống lại thiên tai”. Xem phần phụ lục Điểu táng - Cho kênh kênh ăn xác người chết. tka23-post Xin đừng tiếp tục coi nếu bạn dể sợ hãi !!! Source: email from friends. Có nhiều tôn giáo tôn trọng sự tinh khiết của trời đất. Đem chôn gọi là địa táng thì uế thổ. Đem hỏa táng thì uế hỏa. Đem thủy táng thì uế thủy. Đem nhét vào cây như người Thượng thì uế mộc. Đem bỏ vào thùng kim loại thì uế kim. Để ngoài trời cho thây rả ra thì uế khí. Chỉ còn cách cho chim ăn thì tiêu táng hết.... Thường khi có người qua đời chúng ta có 4 cách để chôn người quá cố đó là: Địa táng, Hỏa táng, Thủy táng và đặc biệt là Điểu táng. Phương pháp sau cùng này thường được các dân tộc miền núi cao như Tây Tạng, Mông Cổ... xử dụng vì địa thế nơi đây toàn núi và đá... không cho phép người dân sinh sống nơi đây đào huyệt để chôn người chết và quan trọng hơn hết là niềm tin về tôn giáo không cho phép người dân được phép "hỏa táng" hay "địa táng" thân xác như các dân tộc khác. Xin chuyển đến quý anh chị và thân hữu một cảnh "táng người" tại Tây Tạng được gọi là "Điểu Táng". Thân ái Xin đừng tiếp tục coi nếu bạn dể sợ hãi !!!       Xin đừng tiếp tục coi nếu bạn dể sợ hãi !!!       Xin đừng tiếp tục coi nếu bạn dể sợ hãi !!!       Xin đừng tiếp tục coi nếu bạn dể sợ hãi !!!       Xin đừng tiếp tục coi nếu bạn dể sợ hãi !!!      
Kho tài liệu rất hay, dành cho người rảnh rỗi Mời quí vị xem nhiều hình ảnh rất xưa và rất quí, hiếm Việt-Nam những hình ảnh xưa :    Những tấm hình xưa nhất của lịch sử Việt Nam (3 hình)  Triều đại nhà Nguyễn (58 hình)  Những nhân vật nổi tiếng (20 hình)  Triều Ðình xưa (35 hình)  Từ dân lên quan (21 hình)   Dân tộc thiểu số (68 hình)  Cộng đồng người Hoa (31 hình)  Nghề phát thư (11 hình)  Hút thuốc phiện (5 hình)  Xe kéo ( 23 hình)  Tiền giấy thời Pháp thuộc (120 hình)  Những cuộc kháng chiến chống Pháp (47 hình)      (Xin lưu ý ! trong phần trên có vài tấ m hình có thể là m cho các bạn trẻ bị chấn động)  Sự hiện diện của Ðông Dương tại Paris hay các cuộc triển lãm quốc tế (71 hình)  Sự hiện diện của Pháp ở Ðông Dương (34 hình)  Lính Ðông Dương (75 hình)   Luật xưa (10 hình)  Nghề nghiệp (27 hình)  Giáo dục (12 hình)  Nghệ sĩ  (8 hình)  Ðạo Thiên Chúa (12 hình)  Cuộc sống hằng ngày (90 hình)  Hình ảnh xưa của miền Bắc (67 hình)  Hình ảnh xưa của miền Trung (13 hình)  Hình ảnh xưa của miền Nam (98 hình)  Lễ mừng thọ 40 tuổi của vua Khải Ðịnh (25 hình)  Lễ táng của vua Khải Ðịnh (25 hình)  Lễ đăng quang của vua Bảo Ðại (11 hình)  Những tấm hình của Ô. Bác Sĩ Hocquard hay Việt-Nam vào những năm 1884-1885 (250 hình)  Lễ Nam Giao hay lễ cúng sao, cúng trời (22 hình)  Những tấm hình xưa của ông André FRASSATI (28 hình)  Những tấm hình xưa của ông Louis LANDUCCI (34 hình)  Những tấm hình xưa của ông Urbain CALESTROUPAT (75 hình)  Những tấm hình xưa của ông Raymond CHAGNEAU (130 hình **** Việt-Nam hình ảnh ngày nay         Cố Ðô Huế (16 hình)     Lăng vua Khải Ðịnh (10 hình)     Lăng vua Minh Mạng (20 hình)     Lăng vua Tự Ðức (24 hình)  Sài-gòn (16 hình)  ***** Tranh dân gian       (Bấm nút trên cái hình nhỏ để phóng đại nó ra, sau đó thì dùng nút "Précédente" (hay "Back") của navigateur để trở lại trang nầy)             Nghệ nhân Nguyễn Ðăng Chế (Tel: 0241-865308)         38, làng Ðông Hồ - Song Hồ - Thuận Thành - Bắc Ninh - VIETNAM                 Bắt dê                         Ðấu vật                     Chơi cá                     Chơi chi m                     Sân gà                     Chuột rước đèn                     Lợn béo                   Ếch đi học                 Bé và vịt (Phú Quý)                 Bé và gà (Vinh Hoa)             Hái dừa (Hứng dừa)             Ðánh ghen             Mục đồng thổi sáo             Mục đồng thả diều             Mục đồng học bài             Bà Triệu             Múa rồng             Nghĩ ngơi             Mèo và chuột (Ðá m cưới chuột)             ****   Bưu thiệp Việt-Na m           Ðời sống hàng ngày (8 hình)  Phong cảnh (9 hình)  Miền quê (15 hình)  Dân tộc thiểu số (6 hình)  Chiếc áo dài (10 hình) *** Tài liệu về Vietna m (bấ m chuột vào hành chử gạch đít)           Chủ đề :      Tên thành phố Sàigòn xưa và nay (từ thời Pháp)        Bản đồ khổ lớn của thành phố Hà Nội vào nă m 1890, 1936 (1,9 Mo) và nă m 2000. (đang là m )      Bản đồ khổ lớn của thành phố Huế vào nă m 1946 và nă m 2000. (đang là m )      Bản đồ khổ lớn của thành phố Sàigon vào nă m 1891, 1947 (8 Mo) và nă m 2000.       Bản đồ Indochine Pháp, khổ lớn, vào nă m 1953. (đang là m )      Là m cách nào để Viết và Ðọc tiếng Việt trên m áy tin học, hay tì m hiểu về những khó khăn gặp phải trong việc sử dụng tiếng Việt trên Internet. (trong khi chờ đợi xin đọc bài viết bằng tiếng Pháp)       Vài dòng về Thư pháp Việt Nam.       Tì m hiểu về lịch sử của Sàigòn. (đang soạn)      Tì m hiểu về sự "tín ngưỡng dân tộc" của người Việt. (đang soạn)      Đô Thành Hiếu Cổ Tập San (Bulletin des Amis du vieux Huế)      *** Triển lãm hình của Việt-Nam    (Xin liên lạc với tôi nếu bạn m uốn m ở m ột trang cho bạn ở đây)          Tác phẩm của Ông Gérard GRAPTON (54 ảnh)   Tác phẩm của Ông Thomas PRIMAULT (65 ảnh)  Tác phẩm của Ông Julien BLANCHARD (15 ảnh)  Tác phẩm của Ông Pascal STURM (27 ảnh)  Tác phẩm của Ông Guy DALMAZZO (109 ảnh)   Tác phẩm của Ông Jean-Pierre PETIT (60 ảnh)  Tác phẩm của Ông Claude MILLÉ (64 ảnh)  Tác phẩm của Ông Julien REGNAULT (32 ảnh)  Tác phẩm của Ông bà MARCHI (105 ảnh)  Tác phẩm của Ông James BATH (4 ảnh)  Tác phẩm của Ông David Lambert (88 ảnh)  Tác phẩm của Ông Lucien DUCHIN (72 ảnh)  Tác phẩm của Ông Michel MILLET (8 ảnh)  Tác phẩm của gia đình Đào Nguyễn (34 ảnh)  Tác phẩm của Ông Hồ Văn Tâm (31 ảnh)   Tác phẩm của Bà Liliane PASCAL-LUZY (118 ảnh)  ***** Triển lãm hình vẽ của Việt-Nam   (Xin liên lạc với tôi nếu bạn m uốn m ở m ột trang cho bạn ở đây)            Các tác phẩm của Ông Gilles Le NEZET (27 bức tranh)   Các tác phẩm của Ông PHAM Trọng Lễ (27 bức tranh)  Các tác phẩm của Ông Alain FONTENAS (38 bức tranh)   Các tác phẩm của Bà LAZARINI Hélène (7 bức tranh)  Các tác phẩm của Bà PIAT Christiane (8 bức tranh)  Các tác phẩm của Ông Nguyễn Ðức Cường (18 bức tranh)  Các tác phẩm của Cô IXIA (16 bức tranh)  
  ĐIÊU THUYỀN Điêu Thuyền là một giai nhân tuyệt sắc đời mạt Hán. Cũng như Tây Thi, Chiêu Quân, Dương Ngọc Hoàn, Điêu Thuyền có tiếng là "bế nguyệt" trong "tứ đại mỹ nhân" ở cổ Trung Hoa. Điêu Thuyền là con nuôi trong nhà Tư đồ Vương Doãn, được gả cho cả 2 cha con nuôi Đổng Trác và Lã Bố để tùy cơ ly gián, một mặt tỏ vẻ yêu quí Đổng Trác, nhưng khi đến với Lã Bố thì lại ra sức quyến rũ, khi đến cao trào thì Lã Bố chịu không nổi đả kích giết luôn Đổng Trác. Mưu sĩ Lý Nho của Đổng Trác biết trước sự nguy hiểm của Điêu Thuyền, nhưng không sao can thiệp được mà trước đó chỉ biết thốt lên "Bọn ta đều chết cả về tay người đàn bà này". VÕ TẮC THIÊN TRIỆU PHI YẾN TRÁC VĂN QUÂN TIẾT ĐÀO THƯỢNG QUAN UYÊN NHI THAI DIEM TÂY THI TA DAO QUAN TA PHAN QUACHAI NGU HUYEN CO HOA NHI PHU NHAN HAU PHU NHAN DONG NGAC PHI   Giai nhân tuyệt sắc - Phần II DANG TUY CHUONG DUC DAU CHU THUC CHAN CHAN HOAN CHAU BAN TIEP DU BAN CHIEU LY SU SU LY CHIEU THANH LIEU NHU HONG NHAT NU HOANG NGA
      98 tuổi, cụ Đặng Huyền vẫn được người dân quen gọi là cụ Huần, ngày ngày vẫn đạp xích lô chở khách kiếm sống. Cụ thường bắt đầu một ngày làm việc từ khi trời còn mù sương. Bén duyên với nghề đạp xích lô từ khi 30 tuổi, đến nay cụ Huần đã có 68 năm làm nghề. Chỗ đứng bắt khách quen thuộc của cụ là bên quầy thuốc ở chợ Nọ, xã Phú Dương, huyện Phú Vang. Ai thuê gì cụ Huần chở nấy, ai trả mấy tiền cũng được, nợ cũng chẳng sao, miễn là vui vẻ. Nửa thế kỷ làm nghề đạp xích lô, cụ Huần có rất nhiều đồng nghiệp chỉ ngang tuổi con cháu mình. Mỗi lần gặp họ, cụ lại trò chuyện vui vẻ.   Con trai duy nhất bỏ quê vào Nam làm ăn, hơn 30 năm nay mất liên lạc, giờ cuộc sống gia đình cụ chỉ biết nhờ vào đồng công đạp xích lô và sự đùm bọc của làng xóm. Dùng đôi bàn tay chai sần kiểm tra chiếc xe cũ kỹ, cụ Huần tâm sự: “Tui còn sức còn đạp xích lô chứ bây giờ nghỉ thì vợ chồng già không biết nương tựa vào ai”. Đôi bàn chân thô kệch nay đã mỏi. Do tuổi cao, sức yếu nên nhiều khi không ai dám thuê cụ Huần chở. Cụ lại lặng lẽ những vòng xe, thui thủi một mình ra về. Ngoài kiếm tiền nuôi bản thân, cụ Huần còn nuôi cụ bà Trần Thị Lặc, 86 tuổi, thường xuyên đau ốm. Cụ Huần tâm sự gần cả đời mình gắn với chiếc xích lô, cụ mang ơn "người bạn đời thứ hai" của mình đã giúp cụ và gia đình sống qua ngày. Trong hội thi diễu hành xích lô ở Festival làng nghề truyền thống Huế 2007, cụ Huần được vinh danh là người lái xích lô có tuổi nghề nhiều nhất tại Huế. Sáng sáng, người dân xã Phú Dương (Phú Vang, Thừa Thiên Huế) đều thấy cụ Đặng Huyền (98 tuổi) đạp xích lô xuống chợ kiếm sống. Cụ đã được vinh danh là người đạp xích lô có tuổi nghề nhiều nhất tại Huế. 
Sự thật về ma cà rồng thành Venice đã hé mở 27/03/2010 06:00 (VTC News) - Sau cuộc khai quật bộ hài cốt của người đàn bà bị cho là ma cà rồng hồi tháng 3-2009, mới đây, kênh truyền hình và tạp chí của National Geographic giới thiệu một series phim và các bài viết tập trung vào việc giải thích bí ẩn về ma cà rồng làm hoảng sợ cả một châu Âu thế kỷ 16. Tin liên quan » Nữ nhân viên... ma cà rồng! » Những vai diễn ma cà rồng ấn tượng nhất » Cận cảnh “ma cà rồng” của đại dương » Teen nữ mê tình yêu ma cà rồng, vì sao? » Ngắm chàng Ma cà rồng điển trai trên Vanity Hài cốt của người đàn bà bị coi là ma cà rồng được khai quật từ mồ chôn tập thể.  Từ một hộp sọ cổ của người được cho là ma cà rồng thành Venice, được chôn cùng với một viên gạch nhét vào trong miệng để ngăn không cho xác chết sống trở lại, đến những truyền thuyết về kẻ nuốt vải liệm và hồn ma trở lại… đều khiến người ta kinh hãi liên tưởng đến ma cà rồng. Di cốt của một nữ ma cà rồng được các nhà khảo cổ học khai quật ở một nghĩa trang tập thể gần thành phố Venice, Italia có thể trước kia từng bị quy kết một tội lỗi khác: bà ta là một phù thủy. Người phụ nữ sống ở thế kỷ 16 này được các nhà khảo cổ phát hiện năm 2009, nằm trong số những nạn nhân của căn bệnh dịch hạch xảy ra thời trung cổ. Hàm răng của người đàn bà này bị ép phải mở to bằng một viên gạch được nhồi vào bên trong. Đây được coi là phương pháp xua đuổi tà ma được sử dụng dành cho những người bị nghi ngờ là ma cà rồng ở châu Âu thời gian đó. Phát hiện này đã đánh dấu những di cốt khảo cổ học đầu tiên được lý giải là của một người đàn bà bị cho là ma cà rồng, chỉ huy công trình nghiên cứu Matteo Borrini, một nhà khảo cổ học chuyên về giám định pháp y thuộc Đại học Florence - Italia cho biết khi chiếc hộp sọ về người đàn bà bí ẩn lần đầu tiên được công cố vào tháng 3-2009. Những cuộc điều tra mới đây đã vén dần lên bức màn bí ẩn về lai lịch của “ma cà rồng” bí ẩn này và tại sao người ta lại nghi ngờ bà ta có dính dáng đến “nghệ thuật hắc ám” và cả hình dáng của bà ta trông như thế nào nữa. Trong một tư liệu mới của kênh National Geographics, Borrini nói: “Chúng ta có một chút lịch sử để viết lại, để thấy lại được con người bí ẩn này sau 500 năm và cũng để cố hiểu được tại sao những câu chuyện huyền bí về ma cà rồng phát sinh”. Thần thoại về ma cà rồng sinh ra từ… máu Borrini đã phát hiện ra hộp sọ của “ma cà rồng” trong khi tiến hành khai quật những mồ chôn tập thể trên đảo, Lazzaretto Nuovo, Venice, Italia. Bộ hài cốt này được khai quật ở một nghĩa địa tập thể chôn những người chết do đại dịch xảy ra ở Venice năm 1576 trên đảo Lazzaretto Nuovo, cách thành phố Venice 3km về hướng đông bắc.   Người ta đã nhét gạch vào miệng người phụ nữ bị cho là ma cà rồng.  Sau những đại dịch liên miên đã tàn phá châu Âu từ năm 1300 đến 1700, làm bùng lên mạnh mẽ niềm tin vào sự tồn tại của ma cà rồng. Niềm tin vào sự tồn tại của ma cà rồng trong thời Trung cổ cực kỳ phổ biến, phần lớn là do sự hiểu biết kém cỏi của con người thời bấy giờ về quá trình phân hủy của xác chết, Borrini cho biết. Lấy thí dụ như thế này: khi dạ dày của người phân hủy, nó thải ra một chất lỏng có màu đen máu. Loại chất lỏng giống như máu này có thể chảy tự do ra ngoài từ mũi và miệng của thi hài người chết. Do những ngôi mộ và khu chôn cất tập thể thường được mở lại sau những đại dịch liên tiếp để bổ sung thêm các thi thể mới, những người làm nghề bốc mả ở Italia có lẽ đã nhìn thấy những thi thể đang trong quá trình phân hủy này và đã nhầm lẫn cái chất lỏng màu máu đen đó với những vết tích máu của những nạn nhân của ma cà rồng. Ngoài ra, loại chất lỏng này thường làm ẩm tấm vải liệm ở gần miệng của xác chết, do vậy tấm vải sẽ bị hút vào trong miệng. Quá trình này có thể đã tạo ra những vết rách trên tấm vải làm cho có vẻ như xác chết đang nhai tấm vải liệm. Đối với những cư dân châu Âu thời Trung cổ thì ma cà rồng bị quy là nguyên nhân của các đại dịch và sự mê tín đã ăn sâu vào tiềm thức của họ rằng hiện tượng nhai vải liệm là “ma thuật” mà ma cà rồng làm cho con người bị nhiễm bệnh dịch, Borrini giải thích. Nhét những vật như gạch và đá vào miệng của những kẻ bị nghi là ma cà rồng được cho là phương pháp hữu hiệu để ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch. Tuổi thọ của “ma cà rồng” là bao nhiêu? Để các thông tin chi tiết về “Ma ca rồng thành Venice” được đầy đủ hơn, Borrini đã tập hợp một nhóm các nhà khoa học. Các chuyên gia về dinh dưỡng học cổ đại đã nghiền thành bột một phần di cốt của người đàn bà này được phát hiện cùng với hộp sọ để kiểm tra một số thành phần nhất định trong thức ăn có trong xương và còn tồn tại đến tận sau khi chết. Khuôn mặt của "ma cà rồng" sau khi phục dựng từ hộp sọ!  Nhóm các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng thức ăn chủ yếu của người đàn bà này là rau và ngũ cốc, điều đó chỉ ra người này thuộc tầng lớp xã hội thấp. Phân tích ADN hé lộ thông tin người đàn bà này là người châu Âu và một bác sĩ nha khoa giám định pháp y đã xác định tuổi của người này bằng cách giám định những chiếc răng nanh dài trên hộp sọ bằng một thiết bị chụp tia X kỹ thuật số tiên tiến. Những kết quả sau giám định cho thấy, khi chết người đàn bà này có tuổi từ khoảng 61 đến 71. Borrini cảm thấy khá sốc với phát hiện này vì đa số phụ nữ thời điểm thế kỷ 16 không đạt được độ tuổi cao như vậy. Ở châu Âu thời Trung Cổ, khi mà nỗi sợ hãi về những phù thùy với tà ma hắc ám lan rộng, nhiều người đã tin rằng chính ma quỷ đã trao cho những phù thủy sức mạnh tà thuật, trong đó có cả khả năng đánh lừa thần chết. Điều đó có nghĩa là một người đàn bà có tuổi cao như vậy, bị nghi ngờ sau khi chết đi đã biến thành ma cà rồng, và khi sống từng bị quy kết là một mụ phù thủy tà độc, các nhà nghiên cứu nói. Phù thủy là những kẻ ăn thịt trẻ con? Nhưng chỉ tuổi cao thôi có lẽ sẽ không làm cho sự nghi ngờ về những trò ma thuật bùng lên như vậy được, Jason Coy, chuyên gia nghiên cứu về ma thuật và mê tín của người châu Âu, thuộc Đại học Charleston, nam Carolina nhận xét. (Charleston Coy không nằm trong số những nhà khoa học trong cuộc nghiên cứu mới này). Nhà khảo cổ Mattero Borrini.  Mặc dù tuổi thọ trung bình ở châu Âu thế kỷ 16 tương đối thấp, chỉ khoảng 40 tuổi, nhưng không có nghĩa là hầu hết cư dân ở thời kỳ này đều chết ở tuổi 40. Điều này có nghĩa là tỉ lệ tử vong ở trẻ em khi đó là cao, làm tuổi thọ trung bình giảm xuống. Song nhiều người vẫn có khả năng sống thọ đến tuổi 60. Do vậy ma cà rồng thành Venice có nhiều tuổi, song đó chẳng phải là điều gì quái đản cả, Coy nói. Hơn nữa, một xã hội châu Âu khinh ghét phụ nữ thời đó hay quy kết những bà già với trò tà thuật vì người ta cho rằng những bà già, nhất là những góa phụ thường nghèo khó, cô đơn, ốm yếu và đau khổ. Chính vì thế, họ thường bị dụ dỗ bởi những hứa hẹn của ma quỷ về của cải, dục vọng, và sức mạnh khi liên minh với chúng. Vào thời đỉnh điểm của những cuộc lùng bắt phù thủy ở châu Âu diễn ra vào giữa những năm 1550 và 1650, đã có hơn 100.000 người bị cáo buộc là phù thủy và 60.000 người nữa bị đưa ra hành quyết mà phần lớn họ đều là những người đàn bà đã nhiều tuổi. Nước Đức là trung tâm của những cuộc săn lùng phù thủy này. Trong khi đó Italia lại khá mềm tay trong cách đối xử với các phù thủy dù nạn mê tín dị đoan và tín ngưỡng vào những lá bùa hộ mệnh ở nước này lúc đó cũng đang lan rộng. Trong nhiều đối chiếu lịch sử có nói rằng các phù thủy hay ăn thịt trẻ con. Đây có lẽ là nguồn gốc của câu chuyện Hansel và Gretel, ông nói thêm. “Như thế, bạn có thể nói rằng có một mối liên hệ lờ mờ giữa những thây ma (zombies) ăn thịt người giống như ma cà rồng thành Venice và những mụ phù thủy: Cả hai đều bị khiếp sợ bởi đã phá vỡ điều cấm kỵ tối thượng là ăn thịt người”. “Ma cà rồng thành Venice” là một phụ nữ bình thường Bước cuối cùng trong công trình của nhà giám định pháp y khảo cổ học Borrini, ông tập hợp các chuyên gia về xử lý ảnh 3D để tạo ra một mô hình kỹ thuật số dựng lại hộp sọ. Sau đó ông đặt những vật làm dấu nơi mối nối các cơ có lẽ đã tồn tại để xây dựng lại và tái tạo khuôn mặt của ma cà rồng thành Venice bí ẩn. Kết quả là khuôn mặt của một “người phụ nữ bình thường” từng bị buộc tội nhiều thế kỷ sau khi chết. “Sẽ rất lạ nếu bây giờ chúng ta bỏ bà ta lại,” ông thương xót nói, “vì sau năm nay giữa tôi và người đàn bà này đã có một cái gì đó nảy sinh được gọi là tình bạn”. » Nữ nhân viên... ma cà rồng! » Những vai diễn ma cà rồng ấn tượng nhất » Cận cảnh “ma cà rồng” của đại dương » Teen nữ mê tình yêu ma cà rồng, vì sao? » Ngắm chàng Ma cà rồng điển trai trên Vanity Tân Vũ (Theo National Geographics)
Ở suối Thần Nông, Ba Đông, Hồ Bắc, Trung Quốc có một phong tục lạ, tất cả những người phu kéo thuyền, kéo bè, mảng ở đây đều trần truồng, không khoác bất cứ thứ gì trên người khi làm việc. Có thể nói rằng, trừ mùa đông giá rét, thời gian còn lại những người dân nơi đây đều … không áo không quần. Thoạt nhìn cả một đoàn phu kéo bè không một ai có mảnh vải che thân, rất nhiều người ngạc nhiên, sửng sốt và khó hiểu. Tuy nhiên khi trò chuyện với những phu kéo bè đích thực, nguyên nhân thật đơn giản: mặc quần áo khi lội nước kéo bè sẽ làm tăng lực cản. Quần đùi ư? Không ổn, chỉ cần ngấm nước thôi nó sẽ làm trầy xước da của những con người vất vả, lam lũ. Tốt nhất là … chẳng mặc gì cả. <table style="width: 414px; height: 335px;" class="image center" align="center"> <tbody> <tr> <td></td> </tr> <tr> <td style="text-align: center;" class="image_desc">Ngư dân làm nghề chài lưới trên suối Thần Nông đang kéo thuyền trong tình trạng không mặc áo quần.</td> </tr> </tbody> </table> Trần truồng như nhộng kể ra cũng hơi ngại, nhưng cả làng đều thế chứ riêng mình ai đâu. Từ chị hai trung tuổi cho tới cô út đôi mươi, một khi đã xuống suối kéo bè, nhất loạt đều cởi hết! Có điều, tâm hồn của những phu kéo bè như họ lại rất trong sáng, không hề có chút “tà niệm” nào, chính vì vậy từ thế hệ này tới thế hệ khác, nghiệp “cởi truồng kéo bè” vẫn cứ diễn ra mà không có chuyện gì xáo trộn cuộc sống của họ. Xã hội ngày càng phát triển, bây giờ đã có sức máy thay sức người nên những người dân nơi đây không còn cảnh mình trần như nhộng “dô ta dô hò” như trước. Nhiều lúc ngồi lại bên ấm trà, họ lại thấy buồn man mác một nỗi nhớ về những ngày tháng đã xa. Các quan chức ngành du lịch Hồ Bắc cho rằng “khỏa thân kéo bè” là một phong tục đẹp và rất có giá trị khai thác du lịch. Những phu kéo bè họ nghĩ sao? Đơn giản, chỉ cần khách du lịch có nhu cầu và chấp nhận trả phí, họ sẵn sàng “khôi phục” nghề kéo bè khỏa thân truyền thống độc đáo của mình. <table class="image center" align="center" width="401"> <tbody> <tr> <td></td> </tr> <tr> <td class="image_desc" style="text-align: center;">Thói quen làm việc giản tiện không cần quần áo đã tồn tại ở Ba Đông cách đây rất lâu.</td> </tr> </tbody> </table><table class="image center" align="center" width="400"> <tbody> <tr> <td></td> </tr> <tr> <td class="image_desc" style="text-align: center;">Đoàn người men theo các vỉa đá ven suối để kéo thuyền, bè vượt những khúc suối nước nông hay khi cần ngược dòng.</td> </tr> </tbody> </table><table class="image center" align="center" width="401"> <tbody> <tr> <td></td> </tr> <tr> <td class="image_desc"> </td> </tr> </tbody> </table><table class="image center" align="center" width="400"> <tbody> <tr> <td></td> </tr> <tr> <td class="image_desc" style="text-align: center;">Cả những người phụ nữ cũng tham gia công việc nặng nhọc của đàn ông.</td> </tr> </tbody> </table><table class="image center" align="center" width="400"> <tbody> <tr> <td></td> </tr> <tr> <td class="image_desc"> </td> </tr> </tbody> </table><table class="image center" align="center" width="400"> <tbody> <tr> <td></td> </tr> <tr> <td class="image_desc"> </td> </tr> </tbody> </table><table class="image center" align="center" width="400"> <tbody> <tr> <td></td> </tr> <tr> <td class="image_desc"> </td> </tr> </tbody> </table><table class="image center" align="center" width="400"> <tbody> <tr> <td></td> </tr> <tr> <td class="image_desc"> </td> </tr> </tbody> </table><table class="image center" align="center" width="400"> <tbody> <tr> <td></td> </tr> <tr> <td class="image_desc"> </td> </tr> </tbody> </table><table class="image center" align="center" width="400"> <tbody> <tr> <td></td> </tr> <tr> <td class="image_desc"> </td> </tr> </tbody> </table><table class="image center" align="center" width="400"> <tbody> <tr> <td></td> </tr> <tr> <td class="image_desc"> </td> </tr> </tbody> </table><table class="image center" align="center" width="400"> <tbody> <tr> <td></td> </tr> <tr> <td class="image_desc"> </td> </tr> </tbody> </table><table class="image center" align="center" width="401"> <tbody> <tr> <td></td> </tr> <tr> <td class="image_desc"> </td> </tr> </tbody> </table><table class="image center" align="center" width="400"> <tbody> <tr> <td> </td> </tr> <tr> <td class="image_desc"> </td> </tr> </tbody> </table>  
Không biết tên tác giả * Hình ảnh #1  Xóa Xóa | Sửa | Thêm hình   Chùa Bulguksa là thánh tích tôn giáo ở Gyeongju và đã được phong tặng danh hiệu Di sản Văn hóa Thế giới của tổ chức UNESCO vào năm 1995. Ngôi chùa này cùng những di tích đá xinh đẹp đã nổi tiếng khắp thế giới. Chùa Bulguksa xây dựng năm 528 vào lúc triều đại Silla, năm thứ 15 vua Beop-heung trị vì (514~540). Khi đó, chùa có tên là Hwaeom Bulguksa hay Beopryusa. Năm 751, dưới thời Vua Gyeong-deok, Kim Dae-seong bắt đầu tái thiết lại ngôi chùa và hoàn thành năm 774, dưới thời vua Hye-gong. Sau 17 năm xây dựng, cuối cùng ngôi chùa được mang tên Bulguksa như hiện nay. Tên gọi Bukgulsa được duy trì qua vô số lần tu sửa từ triều đại Goryeo (918~1392) cho đến triều đại Joseon (1392~1910). Nhưng trong thời chiến tranh Imjinwaeran (chiến tranh do Nhật xâm lấn từ 1592~1598), ngôi chùa gỗ đã bị cháy rụi, 819 năm sau thời gian đầu xây dựng. Từ năm 1604, trong triều đại Joseon – vua Seon-jo năm thứ 37, ngôi chùa được tái thiết lại lần nữa và tu sửa khoảng 40 lần cho đến tận năm 1805, dưới triều đại vua Sun-jo (1790~1834). Nhưng sau đó ngôi chùa vẫn phải trải qua nhiều lần hư hại và cướp bóc. Toàn cảnh chùa Bulguksa. (Ảnh: Google) Năm 1969, Hội đồng Trùng Tu Bulguksa tự được thành lập và Mulseoljeon, Gwaneumjeon, Birojeon, Gyeongru và Hoerang – những khu đất mà ngôi chùa gốc tồn tại đã được tái dựng năm 1973. Những khu vực cũ hay hư hại như Daewungjeon, Geukrakjeon và Beommyeongru, Jahamun được tu sửa lại. Chùa Bulguksa ngày nay có rất nhiều di chỉ văn hóa được bảo tồn, như Dabo-tap – Quốc bảo số 20, Sukga-tap – Quốc bảo số 21, Yeonhwa-gyo Chilbo-gyo – Quốc bảo số 22, Tượng Phật thiền định bằng vàng – Quốc bảo số 26… cùng nhiều quốc bảo khác. Sân chùa Bulguksa. (Ảnh: Google) Dabo-tap hay còn gọi là Tháp Đại Bảo và Seokga-tap (Tháp Thích Ca Mâu Ni) là những ngôi chùa lớn tại Hàn Quốc. Được tấn phong Quốc Bảo Hàn Quốc năm 1962, hai ngôi chùa có diện tích 10,4 mét và 8,2 mét, đứng trên sân phía Đông và sân phía Tây chia cắt Daeungjeon (Đền thờ tượng Phật Thích ca) và Jahamun. Tháp Seokga-tap nằm phía Đông gồm 3 tầng, có hai nền nhà và xây theo phong cách truyền thống xứ Hàn. Dabo-tap là ngôi tháp bát giác đứng trên chân đế chữ thập với hai cầu thang đá ở tất cả 4 phía và một rào chắn.  Công trình này được chạm khắc khéo đến nỗi thật khó tưởng tượng tất cả đều làm bằng đá. Không như Seokga-tap, Dabo-tap tồn tại vượt thời gian, tất cả đều còn nguyên vẹn không hề sứt mẻ. Cả hai đều là những hình mẫu tuyệt vời cho kiến trúc của Shilla thế kỷ 8, hai ngôi chùa đều cân bằng cấu trúc vuông, bát giác và tròn vào cùng trong một thiết kế. Daebo-tap (Đại Bảo Tháp). Ảnh: Google. Giữa hai chánh điện phục vụ cho việc cầu kinh Daeungjeon và Geungnakjeon, du khách băng qua Cheongungyo (Thanh Vân Kiều) và Baejungyo (Bạch Vân Kiều) đến phía Đông, và Yeonhwayo (Liên Hoa Kiều) và Chilbogyo (Thất Bảo Kiều) đến phía Tây. Cheongungyo và Baejungyo thật ra là hai cầu thang, không phải cầu. Phần thấp nhất, Cheongungyo, có 17 bậc thang và phần cao hơn là Baegungyo có 16 bậc. Những bậc thang này dẫn đến Jahamun – cổng dẫn đến Daeungjeon – Điện thờ Thích Ca Mâu Ni Phật. Những cầu thang giống như những cây cầu này tượng trưng cho sự kết nối giữa thế giới trần tục bên dưới và Phật giới bên trên. Có một số ý kiến cho rằng, những cầu thang này tượng trưng cho cuộc sống của một thanh niên và một lão già. Những cầu thang được xây dựng theo hình dáng cây cầu rất độc đáo, và những quốc bảo này là những công trình duy nhất còn nguyên vẹn từ thời đại Shilla đến nay. Seokga-tap (Tháp Thích Ca Mâu Ni). Ảnh: Google Ở phía Tây, cầu thang đá 18 bậc dẫn đến Anyangmun. Phần thấp 10 bậc của cầu thang này là Yeonhwagyo, còn phần cao hơn có 8 bậc gọi là Chilbogyo. Tương truyền rằng chỉ có những ai thật sự giác ngộ mới có thể đặt chân lên những bậc thang này. Cả hai công trình này đều nhỏ hơn Cheongungyo và Baegungyo nhưng kiểu mẫu và kết cấu khá tương đồng. Phần lớn những hình khắc hoa sen nở tô điểm Yeonghwagyo đã phai nhạt theo thời gian, lối đi này hiện nay cũng hạn chế du khách vào tham quan. Cheongungyo. (Ảnh: Google) Ngay trước Cheongungyo và Baegungyo là Beomyeongnu – Ngôi đình trên núi Meru. Được xây dựng từ năm 751, ngôi đình này đã thiệt hại hoàn toàn năm 1593 trong thời gian chiến tranh Nhật Bản và được tu bổ lại 2 lần vào thời kỳ Joseon. Ngôi đình có phần phía dưới rộng lớn, phần chính giữa là những cột đá hẹp và phần trên rộng bằng phần dưới thấp. Điểm độc đáo nhất là những cột đá sử dụng 8 hình dạng đá khác nhau, được sắp xếp đối mặt nhau từ 4 hướng. Ngày nay, ngôi đình này là nơi đặt chiếc trống trên lưng rùa. Giờ mở cửa: - Mùa đông (tháng 11 – tháng 2): 7h a.m – 5h p.m - Mùa hè (Tháng 3 – tháng 10): 7h a.m – 6h p.m Vé vào cửa: Người lớn: 4000 won, thanh niên: 3000 won, trẻ em: 2000 won Nhóm từ 30 người trở lên: Người lớn 4000 won, thanh niên 2500 won, trẻ em 1500 won (Trẻ em từ 7 – 12 tuổi, thanh niên từ 13 – 18 tuổi)  
( 12:53 PM | 28/07/2010 ) Bulguksa hay Phật Quốc tự là một ngôi chùa ở tỉnh Bắc Gyeongsang của Hàn Quốc. Ngôi chùa này được xếp loại danh lam thắng cảnh và lịch sử số 1 của Hàn Quốc. Năm 1995, Bulguksa cùng với động Seokguram cách đó 4 km được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Changdeokgung hay Xương Đức Cung là một cung điện nằm trong một công viên lớn của Seoul, Hàn Quốc. Đây là một trong năm cung vĩ đại được các vua xây dựng. Juhamnu, một công trình của Changdeokgun. Bí uyển – kiến trúc vườn tiêu biểu của Hàn Quốc trong Changdeokgung. Haeinsa là một trong những chùa Phật giáo hàng đầu ở Hàn Quốc. Ngôi chùa này nổi bật vì có lưu giữ Tripitaka Koreana, bộ chạm khắc kinh Phật trên 81.258 tấm gỗ, được lưu giữ ở đây từ năm 1398. Haeinsa là một trong ba Tam Bảo tự. Ngôi chùa này nằm ở núi Gaya ở tỉnh Nam Gyeongsang. Hwaseong là một thành cổ tọa lạc tại Suwon, Hàn Quốc, cách Seoul 30 km. Pháo đài này được xây dựng từ 1794 đến 1796. Pháo đài này được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1997. Một trong bốn cổng chính của pháo đài Hwaseong. Đảo Jeju là đảo lớn nhất Hàn Quốc (rộng 73 km, dài 41 km). Jeju là điểm đến lý tưởng cho tuần trăng mật của các đôi vợ chồng mới cưới, cũng là nơi nghỉ ngơi được ưa thích của du khách nước ngoài. Được hình thành từ những đợt phun trào núi lửa nên trên Jeju đâu đâu cũng thấy đá đen. Quần thể lăng mộ Vương tộc của nhà Triều Tiên là khu mộ có rất nhiều tượng đá. Năm 2009, UNESCO đã đưa Quần thể này vào danh sách di sản thế giới. Khu mộ đá Gochang, Hwasun và Ganghwa ở khu vực phía Tây của Hàn Quốc là một nơi có hàng trăm ngôi mộ đá được dùng đánh dấu các ngôi mộ và phục vụ cho lễ nghi trong thiên niên kỷ thứ nhất trước Công Nguyên. Jongmyo là miếu để thờ các vua và hoàng hậu của Triều Tiên vương triều. Theo UNESCO, miếu thờ này là miếu Khổng Tử của hoàng gia cổ nhất còn bảo tồn và các lễ nghi đã được tiếp tục theo truyền thống thiết lập từ thế kỷ 14. Khu di tích lịch sử Gyeongju được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 2000. Khu vực được bảo vệ này bao gồm di tích các đền, lâu đài, các chùa và tượng ngoài trời và các di vật văn hóa khác của vương quốc Tân La. (theo 24h)
Date: Thursday, September 23, 2010, 5:53 PM                                                                                                           
  Click vào link :   http://www.jacquielawson.com/viewcard.asp?code=1221321706636&source=jl999
Ngắm kỳ quan Sexy nhất thế giới (24h) - Vừa mang lại cho khách du lịch cảm giác về sự kỳ lạ và hài hước, Âm Dương viên thạch thực sự là kỳ quan Sexy nhất thế giới. ........ Ở Nhân hóa Quảng Đông Trung Quốc có một núi mang tên Đơn Hà, núi đó có tảng đá lởm chởm, trong đó có hai hòn đá kỳ quái mà nổi tiếng đó chính là biểu tượng của phồn thực âm dương. .......         Dãy núi Đơn Hà   Dương Viên Thạch: Nằm ở phía tây sông Gấm, cao 28m, đường kính 7m, có hình giống như bộ phận sinh dục nam biểu tượng của phồn thực.     Dương viên thạch Dương Viên Thạch nhìn từ phía dưới Khách du lịch tỏ ra rất thích thú với kỳ quan này Âm Viên Thạch: Nằm ở phía đông sông Gấm, kín đáo ẩn mình nằm dưới đỉnh núi, cao hơn 10m, rộng hơn 4m, hình dáng giống bộ phận sinh dục của thiếu nữ. Âm viên Thạch Thu hút khách du lịch nữ Những tảng đá kỳ quái này được bao quanh bởi sông Gấm, được bảo vệ bởi ngọn núi cổ xưa và nằm trong rừng cây rậm rạp. Chúng được phát hiện ra bởi một nông phu vào năm 1998. Núi Đơn Hà  còn có công viên, nằm trong Thiều Quang thị, là khu danh lam thắng cảnh có diện tích đẹp và rộng nhất tỉnh Quảng Đông. Vững chắc cho đến bây giờ Từ năm 1988 cho đến nay, Núi Đơn Hà được liệt vào hạng mục khu di tích loại 1 cấp quốc gia cần bảo tồn, công viên địa chất quốc gia, công viên địa chất thế giới. Mỗi năm thu hút rất nhiều khách du lịch ở các nước trên thế giới, họ coi đây là một kỳ quan ngẫu nhiên của tạo hóa dành cho con người. Nhiều đôi tân lang tân nương đến đây tổ chức đám cưới tập thể với mong muốn con đàn cháu đống đầy nhà. Là nơi chứng kiến đôi lứa nên vợ nên chồng
 Phát hiện Người Heo ở trên núi thị trấn Shin Ma huyện Đinh Giang tỉnh Vân Nam -TQ   Ngày 10 tháng 03 nam 2010 có một ông cụ tên là Thạch Lão Nhi là người hái thuốc tại khu  rừng núi ở thị trấn Shin Ma phát hiện ra môt đàn người heo. Lúc nhin thấy đàn người heo này ông cụ đã ngất xiu tại chỗ. Được một lúc khi tỉnh dậy, phát hiện có một em bé heo con liếm vào mặt ông. Ông lại ngất lần nữa. Không biết trải qua bao nhiều giờ đồng hồ ông lại tỉnh dậy, ông từ từ bo kiếm đến Anh em Vương Thi va anh Giang cùng các bạn bè đến giúp đỡ. Với sự cố gắng giúp đỡ của ho. Cuối cùng đàn người Heo này được đưa đến đồng bằng, Dưới đây là những tấm hình được chụp lúc triển lãm tại Quảng trường Đại Đinh Giang.                 Phát hiện người heo ở trên núi thị trấn Shin Ma huyện Đinh Giang Vân Nam, TQ    
Mời quý bạn thưởng thức 207 Power Point Show đủ loại ...             Y học thường thức (WebMD) Bảo vệ lá gan (HPL) Cholesterol  (sanpham)  Bệnh cườm (tamzen) Cơn đau tim Nước nóng và tim (ĐoTran) Cúm heo (ChieuDang) Bệnh do đồ ăn sống (Thoinguyen) Nghệ  thuật sống khoẻ (huynguyen) Bí quyết sống khỏe (phần 1), (phần 2) Sống khỏe mạnh (SinhĐo) Sống khỏe (CauĐo) Làm sao đủ sức ngồi computer (ĐinhCuc) Làm sao trẻ mãi? Nước cẩn cho sự sống (eileen cheng) Xe đẩy đồ tại siêu thị (eileencheng) Dược tính của thực phẩm Năm nhóm thực phẩm nên tránh (Huynhchieuđăng) Thực phẩm chống bệnh tật Thực phẩm và bệnh tật (nham thi) Vài món gia vị (ĐinhCuc) Bột ngọt(DoTran) Rau quả trị bệnh (trangtran) Rau quả (SinhĐo) Lợi ích của chuối (Kbnguyen) Mật ong và quế  (caudo) Dấm táo và mật ong (thoinguyen) Trà xanh (thieuvu) Cà-fê cho người sành điệu (EileenCheng) Cà-phê và sức khoẻ (thoinguyen) Ăn chay(doanxuan)  Ăn cay Ăn trái cây tươi như thế nào? Trái cây trị bệnh (thoinguyen) Chè ngon Nước chai (ĐinhCúc) Cola-Cola (CauDo) Hạnhphúc tùy theo (Huynguyen) Hạnh phúc ở đâu? Hạnh phúc hãy cầm lấy tay tôi! Sống sao cho hạnh phúc ( Eileen Cheng) Bí quyết sống hạnh phúc (DinhCuc 11 cách để hạnh phúc (SinhĐo) Tách xô-cô-la nóng (Ngkbao) Đời sống và hạnh phúc ( BNguyen) Những vuốt ve của cuộc đời (DoViet) Hương vị cuộc đời (KimAnh) Đời sống đẹp Cười lên đi! (Đoansan) Sức mạnh nụ cười (NgocLinh) Trẻ mãi không già Danh ngôn Khổng tử (Huynguyen) Danh ngôn Trung quốc (DoViet) Danh nhân&danh ngôn (DoViet) Triết lý đời tôi (SungTruong) Nghịch lý cuộc đời (QuyVu) Những điều hữu lý (QuyVu) Cây tháng giá (DoViet) Bệnh viện của Chúa (B.Nguyen) Sự khôn ngoan của tuổi già (EileenCheng) Cái bình vôi (SinhDo) Bonsai (Giato) Bonsaì(2) Hoa phong lan (Bieunguyen) Hãy biêt ơn đời (ThanhTran) Cám ơn đời (sanpham) Bài học từ bướm (Thoinguyen) Hãy trân qúi những gì ta có (Eileencheng) Những điều tâm niệm (Doansan) Tục ngữ châm ngôn (Thucdo-Vynguyen) Tục ngữ Trung hoa (TamZen) Danh ngôn (CâuDo) Danh ngôn và mỹ nhân (Ngkbao) Chim và danh ngôn (SanPham) Hai vấn đề đạo đức (ĐoViet) Hãy dành thời gian (Doansan) Cái đẹp cũa người phụ nữ (Vienbui-Batran) Nhìn qua cửa kiếng (Huynguyen) Nhìn qua cửa kiếng 2 (eileenCheng) Vài lời nhắn nhủ ( Gia tô) Lời nhắn cuối cùng (TamZen) Lời vĩnh biệt (Bieunguyen) Lời hay (ĐoViet) Bài học kiên nhẫn Cảnh đẹp ý hay (CauDo) Lời hay ý đẹp Lời hay ý đẹp 2 (SinhĐo) Lời hay ý đẹp 3( SinhĐo) Lời hay ỳ đẹp 4 (ThiệuVu) Lời hay ý đẹp 5 (SungTruong) Lời hay ý đẹp 6 (ĐinhCuc) Lời hay ý đẹp 7 (SinhĐo) Lời hay ý đẹp 8 (SungTruong) Lời hay ý đẹp 9 (BNguyen) Lời hay ý đẹp 10 (BNguyen) Tư tưởng đẹp (Thoinguyen) Châm ngôn (B.Nguyen) Nhạc hay ý đẹp (ĐoanNgoc) Ba điều...(ĐinhCúc) Bốn mùa(BuiTuyen) Kỳ quan thế giới (EileenCheng) Những viên đá lớn ( Thoinguyen) Rơi xuống giếng (CauĐo) Nhân nào, bão nấy (PeterTran) Giá trị của thời gian (SinhDo) Nghệ thuật sống Hãy sống tốt đẹp hơn ( GiaTo) Hãy sống trọn vẹn (ĐoViet) Sống tâm thần an lạc ( KimAnh,LoanDang) Một cách sống(NhungNguyen) Kiếpnhân sinh (Ngkbao, Kimson) Thi ân bất cầu báo (SinhDo) Đời nhiểu ngưởi khổ hơn ta! Bạn thật may mắn hơn người (DoViet) Học làm người (Sanpham) Tôi học được rằng...(Sanpham) Bao nhiêu...(Oanhnguyen) Giọt nước mắt (TheSon) Hãy mỉm cười (SanPham) Thông điệp tình thương (CauĐo) Tình thương bao la (ĐinhCuc) Một người bạn (Huynguyen) Tình bạn bất diệt (Sanpham) Tình bạn (KimAnh) Tình bạn 2 (DoViet) Tình bạn 3 (SachDo) Tình bạn (4) (Eile/enCheng) Tình bạn 5 (BNguyen) Thế nào là tình bạn? (KimAnh) Tình bạn đáng qúi (Sanpham) Môt chút ấm áp (Ngkbao) Hi sinh vì bạn (Taopham) Cứ gặp nhau...(Giato) Chuỗi ngày còn lại (Ngkbao) Một thời để yêu (TuyenBui) Chỉ biết có tình yêu mà thôi (khanhbui) Tình nghĩa vợ chồng (Thoinguyen) Tình yêu bất diệt (ĐinhCúc) Lời trăn trối (BaTran) Ông chồng bất nhẫn Nước mắt đàn bà (DoViet) Hãy thương yêu cha mẹ già! Niềm tin (Doansanpham) Khóc em (SinhĐo)  Một câu chuyện tuyệt vời! (NguyenBieu)  Cầu mong (BieuNguyen) Cẩumong 2 (SungTruong)  Những ước nguyện theo tiếng chuông vào nửa đêm  title="http://www.tintucca onien.com/ slideshows/ Hay_yeu_thuong_ me.pps" Những mong ước của bố mẹ gìa(Hoahuynh))  Tâm sự cha mẹ già (Hoahuynh)  Mừng nhau tuổi thọ Vể hưu (EileenCheng) Đời sống hưu (ĐangngocAi) Giấc mơ hồi hương(CauĐo)  Chúa Giê-su ( EileenCheng) Người già chẳng khác gì côm-pu-tơ cũ! Các em bé dể thượng (ĐanQue)  Bí ẩn của các con số (Buibaoson)  Chữ cái (ĐoViet)  Triển lãm hoa lan (BaTran)  Hoa lan (vynguyen)   Hoa tu-líp (DinhCuc)  Tu-lip của tấm lòng (ĐoViet)  Hoa xương rồng (SinhDo) Hoa kết thành giầy (EileenCheng)  Nghệ thuật chụp ảnh (KimAnh)  Hình chụp chuyển mầu (Eileencheng)  Hình chụp siêu tốc(DoViet)  Hoa nào trái nấy (DoViet)  Những cây dị thường (Dotran)  Vườn hoa hồng (LeThanh)  Thiên nhiên...tuyệt vời (ĐoViet) Thiên nhiên kỷ diệu (SungTruong)  Tiếng nói của Trái đất thân yêu! (ĐoViet)  Trái đấtsao đẹp thế (VietDo)  Vũ trụ(Thoinguyen)  Vũ trụ bao la (VietĐo)  Cảnh nước bao la (BaTran)  Những thác nước (ĐoViet)  Dòng sông Danube(ĐangQue)  Thế giới muôn mầu (Thoinguyen)  Kỳ quan thu gọn (VietDo)  Chuyện lạ đó đây (Eileencheng)  Las Vegas (SungTruong)  Macao(SanPham)  e-mail tuyệt vời (ngkbao) Những tác phẩm điêu khắc (ĐoànSan)  Điêu khắc trên trứng (EileenCheng)  Nghệ thuật muôn vẻ (SinhDo)  Nghệ thuật vẽ hình trên thân hình (DoTran)  Nghệ thuật vẽ trên bàn tay(DoTran)  Tranh Jia Lu(ĐoViet)  Nghệ thuật uôn cây thành người và vật (SinhDo)  Nghệ thuật xén tỉa cây kiểng (SanPham)  Nghệ thuật cây ghép(SinhDo)  Picasso (DinhCuc)  Tác phẩm Ocampo(TrangTran-KhoiTa)  Một hình thành hai (Taopham)  Tượng đắp bằng giấy(ĐoViet)  Xe hơi bẳng giấy các-tông (DoViet)  Kỹ thuật tân kỳ (ĐoViet)  Những con đường hiểm nghèo (Thoinguyen)  Thành phố ngẩm cổ xưa (Batran)  Chợ nối Hoà lan (DoViet)  Chùa cọp (BaTran) Sơn Động (LoanPhan)   Mẹ (KimAnh) Ngày của mẹ (Thoinguyen) Mẹ là Phật (KimAnh) Say mê  (EileenCheng)  Bàn tay (SinhDo) Hương trẩm
    ******
CA SI QUANG DUNG, NHAC PHAM DUY