Dec 26, 2024

Tác giả

Thi quỷ Lý Hạ (những bài viết về thi quỷ Lý Hạ)
Thi quỷ Lý Hạ

Lý Hạ thuộc dòng dõi tôn thất dưới thời nhà Đường, thuở nhỏ cực kỳ thông minh đĩnh ngộ nhưng vì huý kỵ tên cha là Tấn Túc nên không đi thi. Cả đời ông chỉ làm một chức quan nhỏ là Phụng lễ lang (trông coi về nghi lễ), lên bảy tuổi đã biết làm thơ, từng đem thi ca chấn động cả kinh sư. Danh sĩ nổi tiếng đương thời là Hàn Dũ vì mến tài ông mà viết bài biện huý nhưng rốt cuộc Lý Hạ chưa kịp ứng thí thì đã yểu mệnh.

Trong lịch sử Đường thi, cùng với huyền thoại Thi Tiên Lý Bạch nhảy xuống sông ôm trăng rồi cưỡi kình ngư bay lên trời, thì cái chết của Lý Hạ được đời sau truyền lại cũng nhuốm màu huyền thoại: khi ông bệnh nặng, bỗng có một vị tiên mặc áo lụa đào, cưỡi con rồng màu đỏ bay đến bên cửa, tay cầm một cuốn sách trao cho Lý Hạ và nói: Thượng đế đã cho xây xong lầu Bạch Ngọc, xin mời ông lên gấp để viết cho bài ký (Đế thành Bạch Ngọc lâu, lập chiêu quân vi kí). Lát sau thì Hạ mất (theo Tiểu truyện Lý Hạ-Lý Thương Ẩn).

Khi bàn về cái chết kỳ dị của Hạ, người đời cho rằng được Thượng đế mời lên thì Hạ là tiên, còn những kẻ ngàn năm sợ hãi ngưu thần xà quỷ thì gán cho ông là quỷ. Do gia cảnh cơ hàn, lại sống trong thời đại môn phiệt đang thịnh nên dù có tài, ông cũng vẫn phải chịu mọi sự rẻ rúng và đả kích. Nỗi niềm phẫn uất của kẻ tài cao phận thấp, sinh bất phùng thời nếu bị câu nệ vào chữ nghĩa mà chỉ thấy hư ảo và quái đản thì hậu thế chỉ có thể biết một Lý Hạ-quỷ tài mà không thấy được một Lý Hạ-quỷ thi.

Sinh thời, Trường Cát không có ý định ghi danh thiên cổ nên thơ ca ít được lưu giữ và tổn thất phần nhiều. Tác phẩm của ông, có lần bị người anh họ vì ghen ghét, đố kỵ nên đã đem bản thảo ném vào nhà xí. Về sau, người đời gom góp lại được mấy trăm bài và đặt tên ban đầu là Lý Hạ tập (theo thiên Văn nghệ chí cuốn Đường sử, Tống sử và Trình thị thông chí), sau đổi tên là Xương Cốc tập. Hiện nay tập thơ ông có tên là Lý Trường Cát ca do lấy từ bài tựa của Đỗ Mục theo bản sưu tập của Ngô Tây Quyền.


古悠悠行

白景歸西山
碧華上迢迢
古今何處盡
千歲隨風飄
海沙變成石
魚沫吹秦橋
空光遠流浪
銅柱從年消

Cổ du du hành

Bạch cảnh quy Tây sơn
Bích hoa thượng thiều thiều
Cổ kim hà xứ tận
Thên tuế tùy phong phiêu
Hải sa biến thành thạch
Ngư mạt hấp Tần kiều
Không hoa viễn lưu lãng
Đồng trụ tòng niên tiêu.

Bài hát thiên cổ mênh mang

Mặt trời lặn non Tây
Mênh mông mây đêm bay
Cổ kim nơi nào hết ?
Ngàn năm ngọn gió lay
Cát biển biến thành đá
Cầu Tần cá lượn bầy
Thời gian trôi chóng vánh
Trụ tiêu theo tháng ngày.

***

Lý Hạ (79?-81?)

Thi Phật Vương Duy, Thi Tiên Lý Bạch, Thi Thánh Đỗ Phủ, Thi Quỷ Lý Hạ. Thiên cơ khéo sắp đặt cho bốn thiên tài Phật Tiên Thánh Quỷ cùng tụ hội nhau trong một giai đoạn hoàng kim của thơ ca Trung Quốc. Thi Phật, Thi Tiên, Thi Thánh mọi người đã nghe nhắc đến nhiều, Thi Quỷ Lý Hạ chắc vẫn còn xa lạ với các bạn yêu thích thơ Đường.

Lý Hạ thuộc dòng dõi tôn thất nhà Đường, cực kỳ thông minh đĩnh ngộ, khi mới lên bảy đã biết làm thơ. Danh sĩ đương thời là Hàn Dũ nghe tiếng Hạ bèn cùng Hoàng Phủ Thực đến nhà. Hai người muốn thử tài nên bắt Hạ làm thơ. Hạ thản nhiên cầm bút viết ngay bài Cao Hiên Quá trình lên, hai ông xem xong đều kinh hoảng. Bài thơ Cao Hiên Quá có những câu vô cùng kỳ dị, nếu đúng là do một cậu bé làm ra như giai thoại được kể trong Thái Bình Ngự Lãm thì hai nhà thơ đương thời có kinh tâm động phách cũng là điều dễ hiểu:

Điện tiền tác phú thanh ma không
Bút bổ tạo hoá thiên vô công

(Trước nhà, làm thơ trình, thanh âm của bài thơ chạm vào bầu trời
Ngọn bút bổ sung những chỗ khiếm khuyết bất toàn của tạo hoá một cách dễ dàng, không tốn chút công sức)

Theo tiểu truyện về Lý Hạ do Lý Thương Ẩn - một nhà thơ lớn thời Vãn Đường - viết, thì khi Lý hạ bệnh nặng, bỗng có một vị tiên mặc áo lụa đào, cưỡi con cù long màu đỏ, bay đến bên cửa, cầm một cuốn sách, chữ giống như chữ triện thời thái cổ, trao cho Lý Hạ và nói: "Thượng đế đã cho xây xong lầu Bạch Ngọc, xin mời ông lên gấp để viết cho bài ký." (Đế thành Bạch Ngọc lâu, lập quân chiêu vi ký"). Lát sau Lý Hạ mất. Người nhà thấy hơi và khói thấp thoáng qua cửa sổ, và nghe tiếng xe đi trong tiếng sáo réo rắt. Trong lịch sử Đường thi, có lẽ chỉ có Thi Tiên Lý Bạch và Thi Quỷ Lý Hạ mới có huyền thoại chung quanh cái chết mà thôi. Một người nhày xuống sông ôm trăng rồi cưỡi con kình ngư lên cõi thiên khung (tương truyền khi Lý Bạch nhảy xuống sông ôm trăng thì có con kình ngư tới đón và chở lên trời. Tô Đông Pha có nói: Văn đạo kỵ kình du Hãn mạn (Nghe nói ông cỡi kình ngư rong chơi cõi trời Hãn mạn)), một người được Thượng đế cho tiên nhân đem xe nhạc đến mời lên viết bài ký cho lầu Bạch Ngọc chốn thiên đình. Ai dám khẳng định điều đó là hoang đường không thực, khi mà cõi đời tự bản chất đã là sắc sắc không không ?

tiểu sử tác giả

Thi Quỷ Lý Hạ (790-816): Thi Phật Vương Duy, Thi Tiên Lý Bạch, Thi Thánh Đỗ Phủ, Thi Quỷ Lý Hạ. Thiên cơ khéo sắp đặt cho bốn thiên tài Phật Tiên Thánh Quỷ cùng tụ hội nhau trong một giai đoạn hoàng kim của thơ ca Trung Quốc. Thi Phật, Thi Tiên, Thi Thánh mọi người đã nghe nhắc đến nhiều, Thi Quỷ Lý Hạ chắc vẫn còn xa lạ với các bạn yêu thích thơ Đường.

Lý Hạ thuộc dòng dõi tôn thất nhà Đường, cực kỳ thông minh đĩnh ngộ, khi mới lên bảy đã biết làm thơ. Danh sĩ đương thời là Hàn Dũ nghe tiếng Hạ bèn cùng Hoàng Phủ Thực đến nhà. Hai người muốn thử tài nên bắt Hạ làm thơ. Hạ thản nhiên cầm bút viết ngay bài Cao hiên quá trình lên, hai ông xem xong đều kinh hoảng. Bài thơ Cao hiên quá có những câu vô cùng kỳ dị, nếu đúng là do một cậu bé làm ra như giai thoại được kể trong Thái bình ngự lãm thì hai nhà thơ đương thời có kinh tâm động phách cũng là điều dễ hiểu:

Điện tiền tác phú thanh ma không
Bút bổ tạo hoá thiên vô công
Trước nhà, làm thơ trình, thanh âm của bài thơ chạm vào bầu trời
Ngọn bút bổ sung những chỗ khiếm khuyết bất toàn của tạo hoá một cách dễ dàng, không tốn chút công sức.

Theo tiểu truyện về Lý Hạ do Lý Thương Ẩn - một nhà thơ lớn thời Vãn Đường - viết, thì khi Lý hạ bệnh nặng, bỗng có một vị tiên mặc áo lụa đào, cưỡi con cù long màu đỏ, bay đến bên cửa, cầm một cuốn sách, chữ giống như chữ triện thời thái cổ, trao cho Lý Hạ và nói: "Thượng đế đã cho xây xong lầu Bạch Ngọc, xin mời ông lên gấp để viết cho bài ký" (Đế thành Bạch Ngọc lâu, lập quân chiêu vi ký). Lát sau Lý Hạ mất. Người nhà thấy hơi và khói thấp thoáng qua cửa sổ, và nghe tiếng xe đi trong tiếng sáo réo rắt. Trong lịch sử Đường thi, có lẽ chỉ có Thi Tiên Lý Bạch và Thi Quỷ Lý Hạ mới có huyền thoại chung quanh cái chết mà thôi. Một người nhảy xuống sông ôm trăng rồi cưỡi con kình ngư lên cõi thiên khung (tương truyền khi Lý Bạch nhảy xuống sông ôm trăng thì có con kình ngư tới đón và chở lên trời. Tô Đông Pha có nói: "Văn đạo kỵ kình du Hãn mạn" (Nghe nói ông cỡi kình ngư rong chơi cõi trời Hãn mạn)), một người được Thượng đế cho tiên nhân đem xe nhạc đến mời lên viết bài ký cho lầu Bạch Ngọc chốn thiên đình. Ai dám khẳng định điều đó là hoang đường không thực, khi mà cõi đời tự bản chất đã là sắc sắc không không ?


Mười lăm năm sau khi Hạ mất, Đỗ Mục người Kinh Triệu viết lời tựa này:

Tháng 10 năm Thái Hoà thứ năm (831), nửa đêm bỗng nghe ngoài nhà có tiếng gọi gấp ra nhận thư, Mục lấy làm lạ, thắp đuốc ra gặp. Quả nhiên, Tập hiền học sĩ Thẩm công tử tên là Minh gởi thư. Thư viết: "Người bạn đã mất thời Nguyên Hoà của tôi là Lý Hạ, trung nghĩa rất mực, tôi vô cùng yêu mến, sáng chiều cùng nhau chung sống ăn uống. Hạ đã mất, có để lại cho tôi các thi ca sáng tác thuở bình sinh gồm bốn quyển, khoảng hai trăm ba mươi ba bài. Trải qua bao năm, lưu lạc bốn phương ngỡ đã làm mất. Đêm nay, tỉnh rượu, không thể ngủ lại được, bèn xem lại các hòm sách, bỗng gặp lại các bài thơ mà Lý Hạ đã giao cho tôi. Nhớ lại chuyện cũ, đã cùng Hạ đàm đạo, rong chơi, sáng chiều cùng nhau say bên hồ rượu, hiện ra rõ ràng như ngày chưa mất, bất giác nhỏ lệ. Hạ vốn không có gia đình, chỉ có con em cấp dưỡng an ủi. Tôi thường nghĩ đến người, đọc đến thơ mà thôi. Ông đối với tôi giao tình rất hậu, hãy vì tôi viết lời tựa cho tập thơ Lý Hạ, nói cho hết được cái nguyên do cùng nói đại lược được cái ý của tôi".

Trong tối hôm đó, Mục viết thư trả lời không thể được. Hôm sau, đến gặp công tử, nói: "Người đời nói rằng Lý Hạ tài năng tuyệt diệu". Được vài ngày, Mục tới nói rằng: "Ngài đối với thơ đã biết nhiều hiểu rộng và thâm hiểu đến chỗ sâu xa, lại thấy rõ được chỗ được chỗ mất, lẫn cái sở trường sở đoản của Lý Hạ. Hôm nay quả thực không nhường cho ngài thì không được, không rõ ý ngài ra sao ?". Lại xin từ tạ, nói hết lý do không dám viết lời tựa. Công tử trả lời: "Nếu ông cố chấp như thế, là khinh rẻ tôi". Do đó Mục không thể từ chối, gắng gượng vì Lý Hạ mà viết lời tựa, rốt cuộc trong lòng vô cùng xấu hổ.

Lý Hạ là con cháu hoàng tộc nhà Đường, tự là Trường Cát. Năm Nguyên Hoà, Hàn lại bộ (Hàn Dũ, một đại văn gia đời Đường) cũng đã có nói về thơ ca Lý Hạ. Đối với thơ ca Lý Hạ thì mây khói, gấm liền không đủ để nói lên cái văn thái; dòng nước mênh mông không đủ để nói lên tình cảm; vẻ đẹp rực rỡ của mùa xuân không đủ nói lên sự hài hoà; sự thanh khiết của mùa thu không đủ để nói lên phong cách; gió thổi qua tường, ngựa phi từng đàn không đủ đề nói lên nét mạnh mẽ; quan tài bằng ngói, đỉnh khắc chữ triện không đủ để nói lên vẻ cổ kính; hoa nở đúng thời, người đẹp không đủ để nói lên sắc thái; vường hoang điện phế, cỏ cây đồi lũng không đủ nói lên nỗi niềm tình oán bi sầu; cá kình hút nước, rùa lớn vẫy vùng, ma trâu, thần rắn không đủ để nói lên vẻ hoang lương quái đản mà kỳ ảo. Cho nên là hàng miêu duệ của Ly tao, dù về nghĩa lý tuy không bằng nhưng ngôn từ có chỗ hơn cả Ly tao. Ly tao có điểm cảm oán, phúng thích, đề cập đến nghĩa vua tôi, về lý có thể kích phát được được lòng người thời loạn, đó là chỗ Hạ chưa đạt được vậy. Hạ hay tìm tòi việc đời trước, cho nên thường than thở, hận rằng xưa nay chưa có ai nói đến. Như các bài Kim đồng tiên nhân từ Hán ca bổ sung được cho các bài ca thuộc thể cung đình của Dữu Kiên Ngô đời Lương (Dữu Kiên Ngô là nhà thơ khá nổi tiếng, ông là thân phụ của một nhà thơ lớn khác thời Nam Bắc triều là Dữu Tín), chỉ cần giữ được tình trạng, xa lìa con đường bút mực hẹp hòi, đó là điểm đặc thù khó hiểu được ông.

Hạ sống có hai mươi bảy năm thì qua đời. Người đời đều nói: "Nếu Hạ chưa mất, thêm một phần lý vào thơ nữa thì có thể tạm nối nghiệp được Ly tao vậy".


Lý Thương Ẩn:

Đỗ Mục người Kinh Triệu viết lời tựa cho tập thơ Lý Hạ, nói được cái kỳ dị trong thơ Lý Hạ, được lưu truyền ở đời. Chị của Trường Cát làm dâu nhà họ Vương, nói về Trường Cát càng đầy đủ hơn. Trường Cát người gầy nhỏ, lông mày liền nhau, móng tay dài, thường khổ ngâm, mê đọc sách. Đầu tiên được Xương Lê Hàn Dũ biết đến và giao du. Quan hệ thân thiết với Vương Tham Nguyên, Dương Kính Chi, Quyền Nghị, Thôi Trực. Mỗi buổi sáng cùng các ông dạo chơi, thường không có được đề tài, thế nhưng sau đó làm thơ như người khác suy nghĩ mà đưa đến chỗ tựu thành.

Hạ thường dẫn một tên hề nô, cưỡi lừa lớn, lưng mang một túi gấm cũ, gặp được ý hay bèn chép thành câu bỏ vào túi. Đến chiều quay về nhà, Thái phu nhân sai nữ tì mở túi ra thấy các câu thơ, bèn nói: "Thằng nhỏ này chắc phải mửa cả tim ra mới chịu thôi" (Thị nhi yếu đương ẩu xuất tâm nãi dĩ nhĩ). Trường Cát theo nữ tì, lấy sách, mài mực, đem giấy ra viết thành thơ rồi lại cất vài túi. Nếu không phải lúc say mềm hay những lúc điếu tang thì ngày nào cũng sống như thế, chẳng bao giờ chịu tỉnh táo.

Các ông Vương, Dương thường lui tới lấy các bài thơ đó. Trường Cát thường một mình cỡi lừa qua lại hai vùng Kinh, Lạc, nơi nào ghé đến cũng có thơ để lại. Do đó mà Thẩm công tử Minh mới có di cảo là tập thơ gồm bốn cuốn.

Khi Trường Cát sắp mất, giữa ban ngày bỗng nhiên thấy một người mặc áo lụa đào cưỡi con cù long màu đỏ, tay cầm một cuốn sách, chữ giống như triện thời thái cổ hoặc như thạch văn tích lịch, nói "Xin mời Trường Cát". Trường Cát không đọc được, bèn bước xuống giường, cúi đầu nói "A di" (khi Trường Cát mới tập nói, thường gọi mẹ (Thái phu nhân) là A di (dì)) đã già lại bệnh hoạn, Hạ không muốn đi. Vị tiên cười bảo: "Thượng đế vừa làm xong Bạch Ngọc lâu, xin mời ông lên gấp để viết cho bài ký. Trên thượng giới rất vui, không khổ gì cả". Trường Cát lặng lẽ khóc một mình. Mọi người đứng bên cạnh thấy rõ ràng. Một lát sau, hạ thở yếu dần. Nơi cửa sổ thường ở, có khói nghi ngút, lại nghe tiếng xe đi trong tiếng nhạc réo rắt. Thái phu nhân lập tức cấm mọi người không được khóc. Đợi một khoảng thời gian gần bằng nấu chín một nồi cơm thì Hạ mất.

Bà chị nhà họ Vương không phải là người ưa đặt chuyện, nói rằng tận mắt chứng kiến cảnh này.

Than ôi, trời xanh cao vút, quả có Thượng đế thực chăng ? Thượng đế quả có vườn hoa cung thất, lầu đài để thưởng ngoạn chăng ? Nếu cứ cho là như vậy thì nơi cõi trời cao xa, chốn Thượng đế tôn nghiêm phải có người văn thái hơn người ở cõi thế, sao lại quyến luyến mỗi một Trường Cát để ông phải yểu mệnh thế kia ? Ôi, cái mà cõi thế gọi là tài năng kỳ lạ, thì há chỉ chốn trần gian mới hiếm đâu, mà ở cõi thiên cung cũng chẳng có nhiều. Trường Cát sinh thời chỉ sống có hai mươi bảy năm, địa vị bất quá chỉ là người giữ chức quan Thái thường coi việc lễ nghi. Người đời đã nhiều phen bài xích chê trách ông. Há có phải tài năng kỳ lạ là điều Thượng đế xem trọng mà người đời coi thường chăng ? Há có phải người đời hơn cả Thượng đế chăng ?


1. Cổ du du hành 10. Nam viên kỳ 6 19. Thục quốc huyền
2. Hữu sở tư 11. Tần Vương ẩm tửu 20. Thu lai
3. Kim đồng tiên nhân từ Hán ca tịnh tự 12. Tẩu mã dẫn 21. Trường ca tục đoản ca
4. Lý Bằng không hầu dẫn 13. Tàn ti khúc 22. Vịnh hoài kỳ 1
5. Mạc Sầu khúc 14. Tô Tiểu Tiểu mộ 23. Vịnh hoài kỳ 2
6. Mộng thiên 15. Tương phi 24. Xương Cốc bắc viên tân duẩn kỳ 1
7. Mã thi kỳ 10 16. Tương tiến tửu 25. Xương Cốc bắc viên tân duẩn kỳ 2
8. Nam viên kỳ 1 17. Thất tịch 26. Xương Cốc bắc viên tân duẩn kỳ 3
9. Nam viên kỳ 5 18. Thần huyền khúc 27. Xương Cốc bắc viên tân duẩn kỳ 4

Tất cả các bài của tác giả Thi quỷ Lý Hạ:

Chưa có bài nào trong mục này.